Kết quả cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024?

Đã có kết quả cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024 chưa? Kết quả như thế nào?

Kết quả cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024?

Sáng 8/3, tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), Honda Việt Nam tổ chức lễ trao giải cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2023-2024.

Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” được Bộ GD&ĐT phát động từ đầu năm học 2023-2024 tiếp tục thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh và giáo viên bậc học THPT trong cả nước.

Với kết quả 2 giải nhất, 4 giải nhì, Hà Tĩnh là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc tại Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2023-2024.

Tại Hà Tĩnh có tổng số 70.000 bài dự thi, trong đó giáo viên có hơn 3.300 bài, học sinh có hơn 66.700 bài.

Học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức an toàn giao thông, Luật Giao thông đường bộ và nội dung tự luận giải quyết các tình huống giao thông phù hợp với kiến thức, kỹ năng đã được học và phù hợp với độ tuổi học sinh. Đối với giáo viên, chọn nội dung của tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS và THPT xây dựng kế hoạch bài dạy và dạy thử nghiệm.

Tại lễ trao giải, Ban tổ chức Cuộc thi đã vinh danh 30 giáo viên và 30 học sinh đạt kết quả cao trong cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2023 - 2024.

Hà Tĩnh có 3 giáo viên và 3 học sinh được vinh danh. Trong đó; 2 giải nhất thuộc về em Trần Hoàng Nguyên (lớp 10A1 Trường THPT Cao Thắng, huyện Hương Sơn) và cô Trần Thị Thanh Lan (giáo viên môn Giáo dục Công dân Trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Nghi Xuân); 4 giải nhì trao cho em Trần Nữ Quỳnh Ny (lớp 11C1 Trường THPT Hương Khê), em Nguyễn Thị Hà Linh (lớp 10A2 Trường THPT Cao Thắng huyện Hương Sơn), cô Phạm Thị Mai (giáo viên Tin học, Trường THCS Hoàng Xuân Hãn, huyện Đức Thọ), cô Lưu Thị Thủy (giáo viên Sinh học - Trường THPT Hương Khê).

Với kết quả này, Hà Tĩnh vẫn giữ vững thành tích là một trong những đơn vị được Ban tổ chức đánh giá cao tại Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”.

Kết quả cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024?

Kết quả cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024? (Hình từ Internet)

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Giao thông đường bộ 2008, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cụ thể như sau:

- Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ.

- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý.

Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

Công trình đường bộ phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông như thế nào?

Theo quy định tại Điều 44 Luật Giao thông đường bộ 2008, công trình đường bộ phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông như sau:

[1] Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật.

[2] Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện.

[3] Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông để phê duyệt bổ sung vào dự án.

[4] Khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác phải có hệ thống đường gom được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; bảo đảm khoảng cách với quốc lộ theo quy định của Chính phủ.

[5] Việc đấu nối được quy định như sau:

- Trường hợp có đường nhánh thì đường gom phải nối vào đường nhánh;

- Trường hợp đường nhánh, đường gom nối trực tiếp vào đường chính thì điểm đấu nối phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ cho phép từ khi lập dự án và thiết kế;

- Việc đấu nối các đường từ khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác vào đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

[6] Bên cạnh tuyến quốc lộ đi qua khu dân cư phải có đường gom để phục vụ yêu cầu dân sinh.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào