Mã vạch hải quan là gì? Hướng dẫn quy trình lấy mã vạch hải quan online mới nhất năm 2024?
Mã vạch hải quan là gì?
Mã vạch hải quan là một dãy ký tự được mã hóa bằng các vạch đen và trắng, thể hiện thông tin về hàng hóa, chủ sở hữu, xuất xứ và các thông tin liên quan khác được sử dụng trong quá trình thông quan.
Mã vạch hải quan được in trên tờ khai hải quan hoặc bảng kê khai báo hàng hóa, giúp cho việc kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan được nhanh chóng và chính xác hơn.
Có hai loại mã vạch hải quan chính:
[1] Mã vạch loại 1: được in trực tiếp lên tờ khai hải quan, giúp cho việc nhận diện số tờ khai được dễ dàng hơn.
[2] Mã vạch loại 2: mã vạch này chứa các thông tin chi tiết về số lượng, danh sách container/hàng hóa đủ điều kiện thông quan.
Mã vạch hải quan có mục đích sau:
[1] Xác định thông tin hàng hóa
Mã vạch hải quan chứa thông tin chi tiết về hàng hóa, bao gồm: Tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, giá trị, mã HS, nước xuất xứ, nước đến, cảng xếp dỡ,...
Thông tin này được mã hóa dưới dạng vạch đen và trắng, giúp cho việc kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan được nhanh chóng và chính xác hơn.
[2] Giám sát và quản lý hàng hóa: Mã vạch hải quan giúp cho cơ quan hải quan có thể theo dõi hành trình của hàng hóa từ khi xuất khẩu đến khi nhập khẩu, đảm bảo hàng hóa được thông quan hợp pháp.
[3] Thúc đẩy thương mại quốc tế: Việc sử dụng mã vạch hải quan giúp đơn giản hóa thủ tục thông quan, giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế.
[4] Ngăn chặn gian lận và buôn lậu: Mã vạch hải quan giúp cho cơ quan hải quan có thể dễ dàng phát hiện các hành vi gian lận và buôn lậu, góp phần bảo vệ nguồn thu ngân sách nhà nước.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Hướng dẫn quy trình lấy mã vạch hải quan mới nhất năm 2024?
Quy trình lấy mã vạch hải quan mới nhất năm 2024 được thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web của Hải Quan Việt Nam https://www.customs.gov.vn/
Bước 2: Chọn "In bảng kê mã vạch, phương tiện chứa hàng"
Bước 3: Nhập các thông tin sau:
- Mã doanh nghiệp
- Số tờ khai
- Mã Hải quan
- Ngày tờ khai
- Mã xác nhận
Bước 4: Chọn "Lấy thông tin" và chờ kết quả
Khi làm thủ tục hải quan thì địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa ở đâu?
Căn cứ Điều 22 Luật Hải quan 2014 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 24 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định địa điểm làm thủ tục hải quan:
Địa điểm làm thủ tục hải quan
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
2. Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
3. Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
a) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
b) Trụ sở Chi cục Hải quan;
c) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
d) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
đ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
e) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
g) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng liên quan đến cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
Theo quy định trên, khi làm thủ tục hải quan thì kiểm tra thực tế hàng hóa ở các địa điểm sau:
- Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
- Trụ sở Chi cục Hải quan
- Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
- Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
- Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
- Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
- Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?