Có được ủy quyền cho người khác lấy xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông được không?

Có được ủy quyền cho người khác lấy xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông được không?

Có được ủy quyền cho người khác lấy xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông được không?

Tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định về trường hợp trả lại phương tiện bị tạm giữ như sau:

Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
....
2. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện khi đã có quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo trình tự như sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;
...

Như vậy, việc ủy quyền cho người khác lấy xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông là được phép nhưng phải có văn bản ủy quyền. Và khi giao, nhận lại phương tiện bị tạm giữ thì phải được lập thành biên bản.

Có được ủy quyền cho người khác lấy xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông được không?

Có được ủy quyền cho người khác lấy xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông được không? (Hình từ Internet)

05 trường hợp không giao xe vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản?

Tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định về 05 trường hợp không giao xe vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản bao gồm:

- Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;

- Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;

- Không có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;

- Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy;

- Phương tiện giao thông vi phạm mà theo quy định sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.

Quá hạn tạm giữ mà không đến nhận xe thì xe bị tạm giữ được xử lý như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi điểm b khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định quá hạn tạm giữ mà không đến nhận xe thì xe bị tạm giữ được xử lý như sau:

- Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần.

Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện.

Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất.

Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện.

Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện.

Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất.

Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm giao thông
Lương Thị Tâm Như
5,102 lượt xem
Vi phạm giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 2025, sẽ bị tịch thu xe máy nếu buông cả hai tay khi lái?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 bãi bỏ nhiều biện pháp khắc phục hậu quả trong VPHC về an toàn giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lắp gương chiếu hậu như thế nào để không bị phạt 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 bãi bỏ một số điểm, khoản, điều nào tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Dừng đèn đỏ có được dùng điện thoại không? Lỗi dùng điện thoại khi dừng đèn đỏ là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, xe máy vượt bên phải khi không được phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, lỗi đỗ xe máy dưới lòng đường phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vi phạm giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào