Nhà báo có được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai không?

Tại các phiên tòa xét xử thì các nhà báo có được đến lấy tin không? Nếu tự ý phát trực tiếp diễn biến phiên tòa xét xử vụ án dân sự lên mạng thì bị phạt như thế nào?

Nhà báo có được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai không?

Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 25 Luật Báo chí 2016 đã quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
1. Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.
2. Nhà báo có các quyền sau đây:
a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;
b) Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
c) Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
d) Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;
đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;
e) Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.
...

Theo quy định này, một trong những quyền của nhà báo đó là quyền hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai.

Nhà báo có được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai không?

Nhà báo có được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai không? (Hình từ Internet)

Nhà báo tự ý phát trực tiếp diễn biến phiên tòa xét xử vụ án dân sự lên mạng bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm c khoản 4, khoản 5, điểm a, điểm b khoản 6 Điều 23 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định như sau:

Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp
...
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án;
b) Mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy hoặc chất độc vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa;
c) Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b và điểm c khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
7. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại phiên họp của Tòa án.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Điều 23 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, trường hợp nhà báo tự ý phát trực tiếp diễn biến phiên tòa xét xử vụ án dân sự lên mạng sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Đối với tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đó là:

- Tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm;

- Thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh đã thu được;

- Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.

Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà báo là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Báo chí 2016 thì nhiệm vụ và quyền hạn của nhà báo bao gồm:

- Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;

- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;

- Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

- Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;

- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.

Trân trọng!

Nghiệp vụ báo chí
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nghiệp vụ báo chí
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà báo có được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghiệp vụ báo chí
Nguyễn Thị Kim Linh
650 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nghiệp vụ báo chí
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào