Phân biệt lỗi vô ý và lỗi cố ý theo quy định của pháp luật Hình sự?

Cho tôi hỏi lỗi vô ý và lỗi cố ý khác như như thế nào? Cố ý phạm tội có là tình tiết tăng nặng của pháp nhân thương mại không? Mong được giải đáp!

Phân biệt lỗi vô ý và lỗi cố ý theo quy định của pháp luật Hình sự?

Lỗi là yếu tố cơ bản để cấu thành tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi được chia thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.

[1] Lỗi cố ý

- Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi đó và mong muốn hoặc cam chịu hậu quả đó xảy ra.

- Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi đó nhưng không mong muốn hậu quả đó xảy ra nhưng vẫn thực hiện hành vi.

[2] Lỗi vô ý

- Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả nguy hiểm đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

- Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.

Tuy nhiên, lỗi vô ý và lỗi cố ý có những điểm khác biệt sau:

Tiêu chí

Cố ý phạm tội trực tiếp

Cố ý phạm tội gián tiếp

Vô ý phạm tội vì quá tự tin

Vô ý phạm tội do cẩu thả

Hành vi

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

(Quy định tại khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015)

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

(Quy định tại khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015)

Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

(Quy định tại khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015)

Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

(Quy định tại khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015)

Nguyên nhân xuất phát

Có cố ý

Có cố ý

Do tự tin vào khả năng của mình

Do cẩu thả

Nhận thức về hành vi

Người phạm tội nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm và thấy trước hậu quả nguy hiểm và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Người phạm tội nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm và thấy trước hậu quả nhưng không mong muốn hậu quả xảy ra.

Thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.

Nhận thức về hậu quả

Người phạm tội mong muốn hậu quả và thực hiện hành vi vi phạm nhằm đạt được hậu quả đó.

Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tức hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội.

Cho rằng hậu quả nguy hiểm sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Không nhận thức được hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.

Ví dụ

Người phạm tội biết rằng hành vi giết người là nguy hiểm cho xã hội, có khả năng dẫn đến chết người và mong muốn người khác chết.

A và B mâu thuẫn với nhau. A muốn đánh B để dằn mặt. A dùng dao đánh B gây thương tích nặng. B tử vong do vết thương quá nặng. Trong trường hợp này, A nhận thức được hành vi đánh B là nguy hiểm cho xã hội, có thể dẫn đến thương tích, nhưng không mong muốn B tử vong. Tuy nhiên, A vẫn thực hiện hành vi đánh B và để mặc cho B tử vong.

Người lái xe khi đã sử dụng rượu bia nhưng cho rằng mình vẫn tỉnh táo.

Cán bộ y tế không thực hiện đúng quy trình vệ sinh, khử trùng dẫn đến lây nhiễm chéo.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Phân biệt lỗi vô ý và lỗi cố ý theo quy định của pháp luật Hình sự?

Phân biệt lỗi vô ý và lỗi cố ý theo quy định của pháp luật Hình sự? (Hình từ Internet)

Pháp nhân thương mại cố ý thực hiện tội phạm đến cùng thì có phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 85 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội;
b) Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
e) Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Theo quy định trên, pháp nhân thương mại có hành vi cố ý phạm tội đến cùng thì cố ý phạm tội đến cùng được xem là tình tiết tăng nặng.

Tuy nhiên, tình tiết cố ý phạm tội là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Người dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý thì áp dụng hình phạt nào?

Căn cứ Điều 100 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định cải tạo không giam giữ:

Cải tạo không giam giữ
1. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.
2. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

Theo quy định trên, người dưới 18 tuổi và từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý thì áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ.

Trân trọng!

Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Trắng án là gì? Những trường hợp nào được loại trừ trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Khởi tố hình sự là gì? Nhà báo bị khởi tố hình sự có bị thu hồi thẻ nhà báo không?
Hỏi đáp pháp luật
Khi nào đánh bạc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoan hồng là gì? Các chính sách khoan hồng trong Bộ luật Hình sự 2015?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt loại trừ trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tại sao khi bắt được thủ phạm trong vụ án hình sự lại bị che mặt?
Hỏi đáp Pháp luật
Tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Vô ý phạm tội có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt lỗi vô ý và lỗi cố ý theo quy định của pháp luật Hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trách nhiệm hình sự
Phan Vũ Hiền Mai
2,731 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trách nhiệm hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào