Tổ chức không có tư cách pháp nhân có được làm thành viên của hợp tác xã hay không?

Tổ chức không có tư cách pháp nhân có được làm thành viên của hợp tác xã hay không? Thành viên chính thức của hợp tác xã có các quyền gì?

Tổ chức không có tư cách pháp nhân có được làm thành viên của hợp tác xã hay không?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã như sau:

Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã
1. Thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
a) Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
d) Pháp nhân Việt Nam.
....

Như vậy, theo quy định thì tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam thì vẫn có thể làm thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã.

Do đó, tổ chức không có tư cách pháp nhân vẫn được làm thành viên của hợp tác xã.

Tổ chức không có tư cách pháp nhân có được làm thành viên của hợp tác xã hay không?

Tổ chức không có tư cách pháp nhân có được làm thành viên của hợp tác xã hay không? (Hình từ Internet)

Thành viên chính thức của hợp tác xã có các quyền gì?

Căn cứ quy định Điều 31 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về quyền của thành viên hợp tác xã như sau:

Quyền của thành viên hợp tác xã
1. Thành viên chính thức có quyền sau đây:
a) Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm;
b) Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và Điều lệ;
c) Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã;
d) Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự Đại hội thành viên;
đ) Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;
e) Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu;
g) Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã;
h) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập Đại hội thành viên bất thường;
i) Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã;
k) Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ;
l) Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này và Điều lệ;
m) Được nhận phần giá trị tài sản còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ;
n) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
o) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
...

Như vậy, thành viên chính thức của hợp tác xã có các quyền sau đây:

- Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm;

- Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;

- Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã;

- Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự Đại hội thành viên;

- Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;

- Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu;

- Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã;

- Yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập Đại hội thành viên bất thường;

- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã;

- Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;

- Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;

- Được nhận phần giá trị tài sản còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

- Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.

Trường hợp nào thì thành viên hợp tác xã bị chấm dứt tư cách thành viên chính thức?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 33 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã như sau:

Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã
1. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên chính thức:
a) Thành viên là cá nhân đã chết; bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
c) Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
d) Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;
đ) Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;
e) Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ;
g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.
....

Như vậy, thành viên hợp tác xã bị chấm dứt tư cách thành viên chính thức trong các trường hợp sau đây:

- Thành viên là cá nhân đã chết; bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;

- Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;

- Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;

- Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;

- Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ;

- Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tư cách pháp nhân
Đinh Khắc Vỹ
1,205 lượt xem
Tư cách pháp nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tư cách pháp nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Phân hiệu trường đại học Việt Nam tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức không có tư cách pháp nhân có được làm thành viên của hợp tác xã hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Có còn tồn tại tư cách pháp nhân khi hợp nhất công ty với một công ty khác không?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tư cách pháp nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào