Tờ khai sau thông quan được sửa trong trường hợp nào? Kiểm tra sau thông quan được thực hiện như thế nào?
Tờ khai sau thông quan được sửa trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định khai bổ sung hồ sơ hải quan:
Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan.
1. Các trường hợp khai bổ sung
Trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp sau:
...
b) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:
Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, việc sửa tờ khai sau thông quan là hành động chỉnh sửa thông tin trong tờ khai hải quan sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Việc sửa tờ khai sau thông quan có thể xảy ra do một số lý do như:
- Bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm;
- Có sai sót trong việc khai hải quan;
Tờ khai sau thông quan được sửa trong trường hợp nào? Kiểm tra sau thông quan được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm tra sau thông quan được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 79 Luật Hải quan 2014 quy định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan:
Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
1. Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan, yêu cầu người khai hải quan cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan.
Thời gian kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 05 ngày làm việc.
...
Căn cứ Điều 80 Luật Hải quan 2014 quy định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan:
Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
1. Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc;
b) Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.
Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.
Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
...
Theo đó, kiểm tra sau thông quan được thực hiện như sau:
[1] Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Bước 1: Ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan
Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan.
Quyết định yêu cầu người khai hải quan cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan.
Bước 2: Gửi Quyết định kiểm tra sau thông quan cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.
Bước 3: Người khai hải quan giải trình, cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
Bước 4: Xử lý kết quả
Kết quả sau khi kiểm tra sau thông quan được xử lý như sau:
- Đối với hồ sơ, chứng từ là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận;
- Đối với hồ sơ, chứng từ không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc không cung cấp hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu thì xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Bước 5: Thông báo kết quả kiểm sau sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Bước 6: Gửi kết quả cho người khai hải quan.
[2] Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Bước 1: Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan khi bắt đầu tiến hành kiểm tra;
Quyết định kiểm tra sau thông quan được các đối tượng sau ban hành:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc;
- Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.
Bước 2: Kiểm tra sau thông quan
Người có thẩm quyền đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa xuất nhập khẩu trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra sau thông quan;
Bước 3: Lập biên bản kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra;
Bước 4: Người quyết định kiểm tra ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 15 ngày làm việc.
Bước 5: Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
Người khai hải quan có được yêu cầu xuất trình quyết định kiểm tra trong kiểm tra sau thông quan không?
Căn cứ Điều 82 Luật Hải quan 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan:
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan
1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ, chứng từ đó.
3. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Nhận bản kết luận kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung bản kết luận kiểm tra; bảo lưu ý kiến trong bản kết luận kiểm tra.
5. Yêu cầu Trưởng đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, giấy chứng minh hải quan trong trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
6. Chấp hành yêu cầu kiểm tra sau thông quan, cử người có thẩm quyền làm việc với cơ quan hải quan.
7. Giải trình những vấn đề liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
8. Ký biên bản kiểm tra.
9. Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định trên, người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan có quyền yêu cầu Trưởng đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra trong trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?