15 tháng 3 là ngày gì? 15 tháng 3 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch?
15 tháng 3 là ngày gì? 15 tháng 3 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch?
Theo đó, từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1035/QĐ-TTg năm 2015 cụ thể như sau:
Lấy ngày 15 tháng 3 hàng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam như sau:
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam
1. Ngày 15 tháng 3 hằng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.
2. Chính phủ quy định việc tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.
Như vậy, ngày 15 tháng 3 hàng năm là "Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam". Trên thực tế, nhiều người chưa biết về ngày này.
Theo lịch vạn niên, ngày 15 tháng 3 năm 2024 dương lịch là Thứ Sáu, lịch âm là ngày 6 tháng 2 năm 2024 tức ngày Mậu Dần tháng Đinh Mão năm Giáp Thìn.
15 tháng 3 là ngày gì? 15 tháng 3 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? (Hình từ Internet)
Nhà nước đã có những chính sách gì về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và phát huy sự chủ động trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến khích, tôn vinh người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh doanh nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
...
Theo đó, Nhà nước đã có 7 chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và phát huy sự chủ động trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến khích, tôn vinh người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh doanh nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tạo điều kiện thuận lợi huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan, tổ chức có liên quan; khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa công tác tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức, hướng dẫn kỹ năng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gắn với thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm, đa dạng hóa các kênh phân phối hiện đại, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
- Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Nâng cao đạo đức kinh doanh, hình thành văn hóa tiêu dùng an toàn, văn minh, lành mạnh và bền vững; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.
- Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm những tổ chức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Tổ chức xã hội thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tổ chức xã hội khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước giao thực hiện một số nhiệm vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về hội, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:
- Tổ chức xã hội thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tổ chức xã hội khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước giao thực hiện một số nhiệm vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về hội, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng trong trường hợp nào?
- Xe ô tô nào được phân loại theo mục đích sử dụng từ 01/01/2025?
- Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần gồm những giấy tờ gì?
- Phương thức cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới được quy định như thế nào?