Các phương thức lựa chọn nhà thầu 2024 là gì?
Các phương thức lựa chọn nhà thầu 2024?
Tại Mục 2 Chương 2 Luật Đấu thầu 2023 có quy định 04 phương thức lựa chọn nhà thầu 2024 như sau:
(1) Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
(2) Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
(3) Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
(4) Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
Khi nào áp dụng từng phương thức lựa chọn nhà thầu?
Tại Mục 2 Chương 2 Luật Đấu thầu 2023 có quy định các trường hợp áp dụng từng phương thức lựa chọn nhà thầu như sau:
Đối với phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ, được áp dụng khi:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
Trừ trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ.
- Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp;
- Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
- Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
(Điều 30 Luật Đấu thầu 2023)
Đối với phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ, áp dụng khi:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn;
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ.
(Điều 31 Luật Đấu thầu 2023)
Đối với phương thức lựa chọn nhà thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ, áp dụng khi:
Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp mà chưa xác định được chính xác các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, đầy đủ cho gói thầu tại thời điểm tổ chức đấu thầu.
(Điều 32 Luật Đấu thầu 2023)
Đối với phương thức lựa chọn nhà thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ, áp dụng khi:
Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù mà chưa xác định được chính xác các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, đầy đủ cho gói thầu tại thời điểm tổ chức đấu thầu.
(Điều 33 Luật Đấu thầu 2023)
Các phương thức lựa chọn nhà thầu 2024 là gì? (Hình từ Internet)
Các chi phí lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gồm có chi phí nào?
Tại khoản 11 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định chi phí lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
(1) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 330.000 đồng cho 01 năm (đã bao gồm thuế GTGT).
Nhà thầu nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
(2) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là:
- 330.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế GTGT) đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường;
- 220.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế GTGT) đối với chào hàng cạnh tranh;
(3) Chi phí đối với nhà thầu trúng thầu của gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường áp dụng đấu thầu qua mạng:
- Đối với gói thầu không chia phần:
Tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2 triệu đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
- Đối với gói thầu chia thành nhiều phần;
Tổng chi phí nhà thầu trúng thầu đối với tất cả các nhà thầu trúng thầu không vượt mức tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT).
+ Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu thấp hơn hoặc bằng 2.200.000 đồng thì:
Chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính bằng 0,022% tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu.
+ Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu vượt mức 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính theo công thức sau:
Chi phí nhà thầu trúng thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) = 2.200.000 đồng x (tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu/tổng giá trúng thầu của gói thầu);
- Chi phí kết nối chức năng bảo lãnh dự thầu điện tử giữa Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với các tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa đơn vị vận hành, giám sát Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các tổ chức, doanh nghiệp này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?