Có được chuyển giao nghĩa vụ thi hành án hình sự không?
Có được chuyển giao nghĩa vụ thi hành án hình sự không?
Tại Điều 165 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về chuyển giao nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại tổ chức lại như sau:
Chuyển giao nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại tổ chức lại
Trường hợp pháp nhân thương mại chấp hành án được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thì pháp nhân thương mại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Pháp nhân thương mại không được lợi dụng việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc giải thể, phá sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì cá nhân sẽ không được chuyển giao nghĩa vụ thi hành án hình sự. Còn nếu là pháp nhân thương mại tổ chức lại với hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì sẽ được chuyển giao nghĩa vụ thi hành án hình sự.
Có được chuyển giao nghĩa vụ thi hành án hình sự không? (Hình từ Internet)
Thủ tục thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 160 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về thủ tục thi hành án hình sự đối pháp nhân thương mại như sau:
Bước 1: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt khi được cơ quan thi hành án hình sự triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì có thể xin vắng mặt;
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, pháp nhân thương mại phải:
- Công bố quyết định đó trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm của pháp nhân thương mại và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của pháp nhân thương mại trong thời gian chấp hành án;
- Thông báo việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
Lưu ý:
- Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động có thời hạn:
Tạm dừng hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động có thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
- Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn:
Chấm dứt ngay hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc toàn bộ hoạt động bị đình chỉ vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
- Pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định:
Không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động đối với ngành, nghề trong lĩnh vực bị cấm trong thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
- Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn:
Không được thực hiện một hoặc một số hình thức huy động vốn trong thời hạn bị cấm theo bản án, quyết định của Tòa án kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
- Pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp tư pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra:
Thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
Bước 3: Pháp nhân thương mại chấp hành án phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại về việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
Bước 4: Thực hiện thủ tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Khi nào phải cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại?
Tại Điều 163 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định cưỡng chế thi hành án như sau:
Cưỡng chế thi hành án
1. Pháp nhân thương mại chấp hành án không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Pháp nhân thương mại phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được áp dụng khi:
- Không chấp hành;
- Hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?