Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản gồm có những gì?

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản gồm có những gì?

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản gồm có những gì?

Tại Điều 28 Nghị định 26/2019/NĐ-CP có quy định về hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản gồm có:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất;

Xem chi tiết Mẫu số 11.NT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP tại đây

- Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất.

Xem chi tiết Mẫu số 12.NT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP tại đây.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản gồm có những gì?

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản gồm có những gì? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản?

Tại Điều 34 Luật Thủy sản 2017 có quy định về cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở.
....

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản bao gồm:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho: nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

- UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp cấp cho nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều kiện được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản là gì?

Tại Điều 32 Luật Thủy sản 2017 có quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
b) Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;
c) Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm;
d) Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất;
đ) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
e) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:

- Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

- Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;

- Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;

- Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất.

Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.

- Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.

- Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung:

+ Nước phục vụ sản xuất;

+ Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm;

+ Quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu;

+ Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại;

+ Vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.

- Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào