Hàng xách tay là hàng như thế nào? Có phải đóng thuế nhập khẩu không?
Hàng xách tay là hàng như thế nào?
Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về hàng xách tay. Hàng xách tay được hiểu là là hàng hóa được mua trực tiếp từ nước ngoài và mang về Việt Nam bằng đường hàng không, thường được mua bởi du khách, tiếp viên hàng không, hoặc người thân sinh sống ở nước ngoài.
Tuy nhiên do không được nhập khẩu chính thức, hàng xách tay thường khó kiểm tra nguồn gốc và chất lượng nên có thể gặp những rủi ro như mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Hàng xách tay là hàng như thế nào? Có phải đóng thuế nhập khẩu không? (Hình từ Internet)
Hàng xách tay có phải là hàng hóa nhập lậu không?
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. “Hàng hóa nhập lậu” gồm:
a) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
b) Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
...
Theo quy định trên, hàng xách tay không phải là hàng hóa nhập lậu nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.
- Hàng xách tay đi qua cửa khẩu và làm thủ tục hải quan đúng theo quy định.
- Có giấy phép nhập khẩu (đối với hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép).
- Hàng hóa có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật.
Như vậy, nếu không đáp ứng các điều kiện trên, hàng xách tay sẽ được xem là hàng hóa nhập lậu và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Hàng xách tay có phải đóng thuế nhập khẩu không?
Căn cứ Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định miễn thuế:
Miễn thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
2. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.
Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục đích nhân đạo, từ thiện.
3. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.
Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế.
...
Theo quy định thì hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam phải đóng các loại thuế như: Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,...
Tuy nhiên, nếu hàng hóa xách tay thuộc một trong các trường hợp sau thì được miễn thuế nhập khẩu:
- Hàng hóa được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ;
- Hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
- Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.
- Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định.
- Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại.
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ;
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo;
- Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí;
- Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với:
+ Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu;
+ Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu;
- Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.
- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường
- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục.
- Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ.
- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?