Hướng dẫn cách rút tiền không cần dùng thẻ ATM?
Hướng dẫn cách rút tiền không cần dùng thẻ ATM?
Hiện tại, rất nhiều ngân hàng áp dụng hình thức rút tiền không cần dùng thẻ ATM do sự phát triển mạnh mẽ của các tính năng trên điện thoại. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, rút ngắn thời gian rút tiền không cần dùng thẻ thì các ngân hàng đã bắt đầu triển khai hình thức rút tiền này phổ biến hơn với yêu cầu chỉ cần mã QR có trong điện thoại là có thể rút tiền mà không cần đến thẻ ATM.
Sau đây sẽ là 07 bước đơn giản để rút tiền không cần dùng thẻ ATM gồm:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản vào ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng đang sử dụng.
Bước 2: Chọn vào biểu tượng “Quét QR”.
Bước 3: Trên màn hình của ATM, chọn tính năng “Rút tiền bằng QR code”.
Bước 4: Đưa camera điện thoại lên màn hình máy ATM để quét mã QR có trên máy.
Bước 5: Chọn nguồn tiền và số tiền cần rút.
Bước 6: Nhập mã PIN của thẻ ATM.
Bước 7: Chờ hệ thống xử lý, nhận tiền mặt và kết thúc giao dịch.
Hướng dẫn cách rút tiền không cần dùng thẻ ATM? (Hình từ Internet)
Các thông tin trên thẻ ATM sẽ gồm những gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN, một số điểm được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Thông tin trên thẻ
1. Thông tin trên thẻ phải bao gồm các yếu tố sau:
a) Tên TCPHT (tên viết tắt hoặc logo thương mại của TCPHT). TCarường hợp trên thẻ có in tên viết tắt hoặc logo thương mại của nhiều tổ chức (bao gồm TCPHT, tổ chức hợp tác hoặc liên kết phát hành thẻ với TCPHT, tổ chức chuyển mạch thẻ, TCTQT và các đơn vị liên quan), thông tin trên thẻ cần thể hiện rõ thẻ này được phát hành bởi TCPHT (hoặc thẻ này là tài sản của TCPHT), tránh gây sự nhầm lẫn cho khách hàng;
b) Tên tổ chức chuyển mạch thẻ mà TCPHT là thành viên (tên viết tắt hoặc logo thương mại của tổ chức chuyển mạch thẻ), trừ trường hợp thẻ không có tính năng giao dịch thông qua dịch vụ chuyển mạch thẻ của tổ chức chuyển mạch thẻ;
c) Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ (nếu có);
d) Số thẻ;
đ) Thời hạn hiệu lực (hoặc thời Điểm bắt đầu có hiệu lực) của thẻ;
e) Họ, tên đối với chủ thẻ là cá nhân; tên tổ chức đối với chủ thẻ là tổ chức và họ, tên của cá nhân được tổ chức ủy quyền sử dụng thẻ. Quy định này không áp dụng đối với thẻ trả trước vô danh.
2. Ngoài các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này, TCPHT được quy định thêm các thông tin khác trên thẻ nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Khi phát hành thẻ đồng thương hiệu, TCPHT phải đảm bảo việc sắp xếp logo thương mại của tổ chức chuyển mạch thẻ Việt Nam và TCTQT hoặc tổ chức chuyển mạch thẻ của quốc gia khác không có sự phân biệt đối xử giữa các tổ chức (logo phải có cùng kích cỡ, được đặt trên cùng mặt thẻ và cùng là logo màu hoặc logo đen trắng).
Theo đó, các thông tin trên thẻ phải đảm bảo được các yếu tố như sau, gồm:
- Tên tổ chức phát hành thẻ (tên viết tắt hoặc logo thương mại của tổ chức phát hành thẻ). Trường hợp trên thẻ có in tên viết tắt hoặc logo thương mại của nhiều tổ chức (bao gồm tổ chức phát hành thẻ, tổ chức hợp tác hoặc liên kết phát hành thẻ với tổ chức phát hành thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ, tổ chức thẻ quốc tế và các đơn vị liên quan), thông tin trên thẻ cần thể hiện rõ thẻ này được phát hành bởi tổ chức phát hành thẻ (hoặc thẻ này là tài sản của tổ chức phát hành thẻ), tránh gây sự nhầm lẫn cho khách hàng;
- Tên tổ chức chuyển mạch thẻ mà tổ chức phát hành thẻ là thành viên (tên viết tắt hoặc logo thương mại của tổ chức chuyển mạch thẻ), trừ trường hợp thẻ không có tính năng giao dịch thông qua dịch vụ chuyển mạch thẻ của tổ chức chuyển mạch thẻ;
- Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ (nếu có);
- Số thẻ;
- Thời hạn hiệu lực (hoặc thời Điểm bắt đầu có hiệu lực) của thẻ;
- Họ, tên đối với chủ thẻ là cá nhân; tên tổ chức đối với chủ thẻ là tổ chức và họ, tên của cá nhân được tổ chức ủy quyền sử dụng thẻ. Quy định này không áp dụng đối với thẻ trả trước vô danh.
Ngoài các thông tin trên thì tổ chức phát hành thẻ được quyền thêm các thông tin khác trên thẻ nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Đồng thời, khi phát hành thẻ đồng thương hiệu, tổ chức phát hành thẻ phải đảm bảo việc sắp xếp logo thương mại của tổ chức chuyển mạch thẻ Việt Nam và tổ chức thẻ quốc tế hoặc tổ chức chuyển mạch thẻ của quốc gia khác không có sự phân biệt đối xử giữa các tổ chức.
Các đồng tiền được sử dụng khi giao dịch thẻ ATM là gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về đồng tiền sử dụng giao dịch thẻ ATM như sau:
Trên lãnh thổ Việt Nam:
- Giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam;
- Đối với các giao dịch thẻ khác:
+ Đồng tiền giao dịch là đồng Việt Nam. Trường hợp được sử dụng ngoại hối để giao dịch theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối thì đồng tiền thể hiện trong giao dịch là đồng Việt Nam hoặc đồng Việt Nam và ngoại tệ;
+ Đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam. Các đơn vị chấp nhận thẻ chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ tổ chức thanh toán thẻ;
- Trường hợp cần quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài lãnh thổ Việt Nam:
Khi thực hiện giao dịch thẻ ngoài lãnh thổ Việt Nam, chủ thẻ phải thực hiện thanh toán cho tổ chức phát hành thẻ bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẻ tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biếu quà tết cho khách hàng có phải xuất hóa đơn không? Giá xuất hóa đơn hàng biếu tặng được xác định như thế nào?
- Tổng hợp Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024-2025 tải về nhiều nhất?
- Thi tốt nghiệp THPT 2025: Giảm 1 buổi thi, giảm 2 môn thi?
- Mẫu thông báo thưởng tết Nguyên đán dành cho doanh nghiệp mới nhất 2025?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường bãi bỏ 5 Thông tư về cấp Sổ đỏ từ ngày 01/01/2025?