Mức đóng thuế thu nhập cá nhân của giáo viên có tăng khi cải cách tiền lương không?

Sắp tới khi thực hiện cải cách tiền lương thì mức đóng thuế thu nhập cá nhân của giáo viên có tăng lên không?

Mức đóng thuế thu nhập cá nhân của giáo viên có tăng khi cải cách tiền lương không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010, giáo viên là công dân Việt Nam được tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển vào làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.

Căn cứ theo quy định Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với giáo viên có thể được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập - Các khoản miễn thuế

Khi thực hiện cải cách tiền lương, từ ngày 01/7/2024, căn cứ theo Tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:

Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
...

Theo đó, từ ngày 01/07/2024, giáo viên sẽ áp dụng cơ cấu tiền lương mới gồm:

Tiền lương = Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% tổng quỹ lương).

Ngoài ra, bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Hơn nữa, theo định hướng của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng và ban hành để thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, chuyển xếp lương cũ sang lương mới và bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Như vậy, bảng lương giáo viên từ ngày 01/07/2024 khi cải cách tiền lương có thể cao hơn bảng lương áp dụng đến hết ngày 30/6/2024 và sẽ ảnh hưởng đến mức đóng thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, mức đóng thuế thu nhập cá nhân của giáo viên có thay đổi như thế nào khi cải cách tiền lương sẽ phải căn cứ vào bảng lương cụ thể.

Lưu ý: Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có chi tiết bảng lương mới áp dụng cho viên chức nói chung và giáo viên nói riêng từ ngày 01/7/2024.

Mức đóng thuế thu nhập cá nhân của giáo viên có tăng khi cải cách tiền lương không?

Mức đóng thuế thu nhập cá nhân của giáo viên có tăng khi cải cách tiền lương không? (Hình từ Internet)

Ai phải trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 1 Công văn 9188/CTHN-HKDCN năm 2022 quy định người trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế là cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công nếu có số thuế phải nộp thêm trừ các trường hợp có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán thuế từng năm từ 50.000 đồng trở xuống;

- Cá nhân có số thuế nộp thừa có nhu cầu đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;

- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.;

- Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam phải khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì năm quyết toán đầu tiên là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Cháu ruột có phải là người phụ thuộc của người nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC và bãi bỏ một số nội dung bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về người phụ thuộc của người nộp thuế thu nhập cá nhân như sau:

Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
...
d) Người phụ thuộc bao gồm:
d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
d.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
d.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
d.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
d.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:
d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo quy định này, cháu ruột được xác định là người phụ thuộc của người nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

Trân trọng!

Cải cách tiền lương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cải cách tiền lương
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các băn bản hướng dẫn cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có tiếp tục cải cách tiền lương theo vị trí việc làm như Nghị quyết 27 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương công chức chuyên ngành kế toán từ ngày 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết bảng lương công an khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu từ 1/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương giáo viên tiểu học khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng thì trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau tăng bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết mức lương mới của sĩ quan Quân đội từ ngày 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương mới giáo viên mầm non từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở 2,34 triệu/tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn bộ bảng lương mới công chức khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu từ 1/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết luận chính thức của Bộ Chính Trị về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu từ 01/7/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cải cách tiền lương
Nguyễn Thị Kim Linh
3,481 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cải cách tiền lương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào