Hoạt động cung cấp dịch vụ phần mềm chịu thuế GTGT bao nhiêu?

Cho tôi hỏi: Hoạt động cung cấp dịch vụ phần mềm chịu thuế GTGT bao nhiêu?- Câu hỏi của chị Ngọc (Bình Phước).

Hoạt động cung cấp dịch vụ phần mềm chịu thuế GTGT bao nhiêu?

Tại Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP có quy định về dịch vụ phần mềm như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

Tại Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP có quy định về hoạt động công nghiệp phần mềm:

Hoạt động công nghiệp phần mềm
1. Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
a) Phần mềm hệ thống;
b) Phần mềm ứng dụng;
c) Phần mềm tiện ích;
d) Phần mềm công cụ,
đ) Các phần mềm khác.
3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.

Tại khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về thuế suất 10% như sau:

Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
...

Như vậy, có 02 trường hợp xác định dịch vụ phần mềm có chịu thuế GTGT hay không như sau:

Trường hợp 1: Công ty cung cấp dịch vụ phần mềm thuộc trường hợp không chịu thuế GTGT nếu dịch vụ phần mềm là:

- Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm: Phần mềm hệ thống; Phần mềm ứng dụng; Phần mềm tiện ích; Phần mềm công cụ và Các phần mềm khác.

- Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

+ Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

+ Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

+ Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

+ Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

+ Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

+ Dịch vụ tích hợp hệ thống;

+ Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

+ Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

+ Các dịch vụ phần mềm khác.

Trường hợp 2: Công ty cung cấp dịch vụ phần mềm không thuộc đối tượng tại trường hợp 1 thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.

Lưu ý: Dịch vụ công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin sẽ không được giảm thuế GTGT xuống còn 8% (theo điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 94/2023/NĐ-CP).

Hoạt động cung cấp dịch vụ phần mềm chịu thuế GTGT bao nhiêu?

Hoạt động cung cấp dịch vụ phần mềm chịu thuế GTGT bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực công nghệ thông tin?

Tại Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm:

- Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng.

- Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:

+ Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

+ Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;

+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;

+ Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;

+ Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.

- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.

Hiện nay có các loại hình dịch vụ công nghệ thông tin nào?

Tại Điều 52 Luật Công nghệ thông tin 2006 có quy định các loại hình dịch vụ công nghệ thông tin hiện nay như sau:

(1) Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường về công nghệ thông tin.

(2) Tư vấn, phân tích, lập kế hoạch, phân loại, thiết kế trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

(3) Tích hợp hệ thống, chạy thử, dịch vụ quản lý ứng dụng, cập nhật, bảo mật.

(4) Thiết kế, lưu trữ, duy trì trang thông tin điện tử.

(5) Bảo hành, bảo trì, bảo đảm an toàn mạng và thông tin.

(6) Cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu.

(7) Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin.

(8) Đào tạo công nghệ thông tin.

(9) Chứng thực chữ ký điện tử.

(10) Dịch vụ khác.

Trân trọng!

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế giá trị gia tăng
Hỏi đáp Pháp luật
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ dùng chung cho sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công văn 563: Không còn hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng tồn quá hạn sau tháng 5/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/7/2025, dịch vụ y tế nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng 2025 của kỳ tính thuế tháng 05 năm 2025 đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
05 điều cần lưu ý về gia hạn nộp thuế GTGT năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn xin gia hạn nộp thuế GTGT 2025 theo Nghị định 82 2025 NĐ CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ lai dắt tàu biển có được hưởng thuế GTGT 0% không?
Hỏi đáp Pháp luật
Gia hạn nộp thuế GTGT (VAT) tháng 4 năm 2025 đến khi nào theo Nghị định 82?
Hỏi đáp Pháp luật
Gia hạn nộp thuế GTGT kỳ tính thuế tháng 2 năm 2025 đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Gia hạn nộp thuế GTGT 2025 đến khi nào theo Nghị định 82 2025 NĐ CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế giá trị gia tăng
Lương Thị Tâm Như
9,510 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào