Mã PIN thẻ ATM là gì? Cách thay đổi mã PIN thẻ ATM hiện nay?
Mã PIN thẻ ATM là gì?
Căn cứ khoản 22 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
22. Mã số xác định chủ thẻ (Personal Identification Number - viết tắt là PIN) là mã số mật được TCPHT cấp cho chủ thẻ lần đầu và sau đó chủ thẻ thay đổi theo quy trình được xác định để sử dụng trong các giao dịch thẻ.
...
Theo đó, mã PIN thẻ ATM (mã số xác định chủ thẻ) là mã số mật được tổ chức phát hành thẻ cấp cho chủ thẻ lần đầu và chủ thẻ được thay đổi để nâng cao tính bảo mật và sử dụng trong các giao dịch thẻ.
Mã PIN thẻ ATM là gì? Cách thay đổi mã PIN thẻ ATM hiện nay? (Hình từ Internet)
Cách thay đổi mã PIN thẻ ATM hiện nay?
Các bước thay đổi mã PIN thẻ ATM ở cây ATM gồm:
Bước 1: Đến cây ATM của ngân hàng phát hành thẻ, sau đó đưa thẻ vào khe nhận thẻ theo đúng chiều.
Bước 2: Chọn ngôn ngữ.
Bước 3: Nhập mã PIN ATM do ngân hàng cấp lần đầu tiên.
Bước 4: Chọn “Đổi PIN”.
Bước 5: Nhập mã PIN mới, nhập hai lần giống nhau.
Bước 6: Trên màn hình máy ATM hiển thị đổi mã PIN thành công.
Bước 7: Bấm thoát và nhận lại thẻ.
Ngoài ra, hiện nay có thể thực hiện việc đổi mã PIN thẻ ATM online thông qua Internet Banking/Mobile Banking như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào Internet Banking/Mobile Banking.
Bước 2: Chọn mục “Chức năng”, sau đó chọn mục “Dịch vụ PIN thẻ”.
Bước 3: Nhập yêu cầu thông tin thẻ gồm: Số thẻ, Mã PIN ATM cũ, nhập 2 lần Mã PIN ATM mới giống nhau và chọn “Tiếp tục”.
Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về tin nhắn điện thoại để xác thực giao dịch.
Bước 5: Trên màn hình sẽ thông báo “Đổi mã PIN thành công”.
Các thông tin được in trên thẻ ATM là gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN, một số khoản được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Thông tin trên thẻ
1. Thông tin trên thẻ phải bao gồm các yếu tố sau:
a) Tên TCPHT (tên viết tắt hoặc logo thương mại của TCPHT). Trường hợp trên thẻ có in tên viết tắt hoặc logo thương mại của nhiều tổ chức (bao gồm TCPHT, tổ chức hợp tác hoặc liên kết phát hành thẻ với TCPHT, tổ chức chuyển mạch thẻ, TCTQT và các đơn vị liên quan), thông tin trên thẻ cần thể hiện rõ thẻ này được phát hành bởi TCPHT (hoặc thẻ này là tài sản của TCPHT), tránh gây sự nhầm lẫn cho khách hàng;
b) Tên tổ chức chuyển mạch thẻ mà TCPHT là thành viên (tên viết tắt hoặc logo thương mại của tổ chức chuyển mạch thẻ), trừ trường hợp thẻ không có tính năng giao dịch thông qua dịch vụ chuyển mạch thẻ của tổ chức chuyển mạch thẻ;
c) Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ (nếu có);
d) Số thẻ;
đ) Thời hạn hiệu lực (hoặc thời Điểm bắt đầu có hiệu lực) của thẻ;
e) Họ, tên đối với chủ thẻ là cá nhân; tên tổ chức đối với chủ thẻ là tổ chức và họ, tên của cá nhân được tổ chức ủy quyền sử dụng thẻ. Quy định này không áp dụng đối với thẻ trả trước vô danh.
2. Ngoài các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này, TCPHT được quy định thêm các thông tin khác trên thẻ nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Khi phát hành thẻ đồng thương hiệu, TCPHT phải đảm bảo việc sắp xếp logo thương mại của tổ chức chuyển mạch thẻ Việt Nam và TCTQT hoặc tổ chức chuyển mạch thẻ của quốc gia khác không có sự phân biệt đối xử giữa các tổ chức (logo phải có cùng kích cỡ, được đặt trên cùng mặt thẻ và cùng là logo màu hoặc logo đen trắng)
Theo đó, các thông tin trên thẻ ATM gồm:
- Tên tổ chức phát hành thẻ (tên viết tắt hoặc logo thương mại của TCPHT);
- Trường hợp trên thẻ có in tên viết tắt hoặc logo thương mại của nhiều tổ chức, thông tin trên thẻ cần thể hiện rõ thẻ này được phát hành bởi TCPHT (hoặc thẻ này là tài sản của TCPHT), tránh gây sự nhầm lẫn cho khách hàng;
- Tên tổ chức chuyển mạch thẻ mà TCPHT là thành viên (tên viết tắt hoặc logo thương mại của tổ chức chuyển mạch thẻ), trừ trường hợp thẻ không có tính năng giao dịch thông qua dịch vụ chuyển mạch thẻ của tổ chức chuyển mạch thẻ;
- Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ (nếu có);
- Số thẻ;
- Thời hạn hiệu lực (hoặc thời Điểm bắt đầu có hiệu lực) của thẻ;
- Họ, tên đối với chủ thẻ là cá nhân; tên tổ chức đối với chủ thẻ là tổ chức và họ, tên của cá nhân được tổ chức ủy quyền sử dụng thẻ. Quy định này không áp dụng đối với thẻ trả trước vô danh.
Đồng thời, tổ chức phát hành thẻ được quy định thêm các thông tin khác trên thẻ nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, khi phát hành thẻ đồng thương hiệu thì phải đảm bảo không có sự phân biệt đối xử việc sắp xếp logo thương mại giữa các tổ chức chuyển mạch thẻ Việt Nam và tổ chức thẻ quốc tế hoặc tổ chức chuyển mạch thẻ của quốc gia khác
Chủ thẻ phụ thẻ ATM là ai?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN, một số điểm được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN và khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định như sau:
Đối tượng được sử dụng thẻ
...
3. Đối với chủ thẻ phụ:
Chủ thẻ phụ được sử dụng thẻ theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính nhưng chỉ trong phạm vi quy định sau đây:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
c) Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.
4. Trường hợp đối tượng được sử dụng thẻ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này là người nước ngoài thì phải được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Theo đó, đối tượng là chủ thẻ phụ bao gồm:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản
Bên cạnh đó, trường hợp đối tượng được sử dụng thẻ phụ là người nước ngoài thì phải được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Đồng thời, chủ thẻ phụ được sử dụng thẻ theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính nhưng chỉ trong phạm vi quy định đối với từng loại đối tượng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?