Đi xe đạp điện trong hầm đường bộ mà không có đèn bị phạt bao nhiêu tiền?
Đi xe đạp điện trong hầm đường bộ mà không có đèn bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ- CP quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;
b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);
...
Như vậy, trường hợp người đi xe đạp điện trong hầm đường bộ mà không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Đi xe đạp điện trong hầm đường bộ mà không có đèn bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Đi xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại điểm q khoản 1, điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ- CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 34, khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP xe đạp điện cũng sẽ bị kiểm tra nồng độ cồn như các loại xe máy và ô tô.
Theo đó, các mức phạt đối với người đi xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn cụ thể như sau:
- Bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi xe đạp điện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người đi xe đạp điện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đi xe đạp điện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài ra, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ- CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể tạm giữ xe đạp điện của người vi phạm nồng độ cồn tối đa đến 7 ngày, trước khi ra quyết định xử phạt.
Tốc độ thiết kế tối đa của xe đạp điện là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ- CP đã nêu rõ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
a) Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo);
b) Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện);
c) Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;
d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).'
...
Đối chiếu với quy định này, xe đạp điện có thể được coi là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vi phạm giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?