Graffiti là gì? Graffiti tự phát ở Việt Nam có bị phạt tiền không?

Graffiti là gì? Graffiti tự phát có bị phạt tiền không? Phạt tối đa bao nhiêu tiền? Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản bị phạt tù cao nhất bao nhiêu năm?

Graffiti là gì?

Graffiti là tranh phun sơn hoặc hình vẽ trên tường, nó được sử dụng chung để nói các chữ viết hay hình ảnh nguệch ngoạc trên các bức tường ở các khu phố, con đường, tường nhà bằng sơn phun hoặc bằng bất kỳ vật liệu gì tại các nước phương tây. Với kích thước lớn trên các bề mặt rộng các Graffiti luôn gây ấn tượng cho người nhìn.

Graffiti được coi là loại hình nghệ thuật đường phố, nơi công cộng, chúng có thể xuất hiện ở mọi nơi từ các bức tường khu phố, các tàu điện ngầm thậm chí trên các xe o tô, gara …Hiện nay, loại hình nghệ thuật này khá phát triển, đã lan qua các nước Châu Á trong đó có Việt Nam.

Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Mỹ và Úc, graffiti là bất hợp pháp và bị coi là hành vi phá hoại. Trong khi ở các quốc gia khác, nó được bảo tồn như một tác phẩm nghệ thuật.

Graffiti và nghệ thuật đường phố bị coi là hành vi vi phạm pháp luật ở hầu hết các thành phố trên khắp nước Mỹ. Họ khẳng định đó là một hình thức phá hoại môi trường văn hóa.

Lưu ý: Thông tin về Graffiti trên đây chỉ mang tính tham khảo.

Graffiti là gì? Graffiti tự phát ở Việt Nam có bị phạt tiền không?

Graffiti là gì? Graffiti tự phát ở Việt Nam có bị phạt tiền không? (Hình từ Internet)

Graffiti tự phát ở Việt Nam có bị phạt tiền không?

Hiện nay, giống như một số các quốc gia trên thế giới, Việt Nam không công nhận graffiti là một loại hình nghệ thuật mà xem nó là một loại graffiti tự phát, một hành vi vẽ bậy, bôi bẩn đường phố gây mất mỹ quan đô thị.

Đây là một hành vi được xem là phong trào graffiti tự phát, đam mê cá nhân không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền gây ảnh hưởng đến tài sản của các công dân khác và Nhà nước.

Căn cứ Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
...

Theo đó, hành vi phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền lên đến 2 triệu đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm của mình.

Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản bị phạt tù cao nhất bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, một số khoản được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Theo đó, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có thể bị phạt tù mức cao nhất lên tới 20 năm tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội.

Trân trọng!

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Hỏi đáp Pháp luật
Graffiti là gì? Graffiti tự phát ở Việt Nam có bị phạt tiền không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tự hủy hoại tài sản của mình có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tái phạm hành vi ném sơn làm hư hỏng tài sản của người khác thì mức phạt tù là bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Đinh Thị Ngọc Huyền
575 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào