Người dưới 15 tuổi có được gửi tiền tiết kiệm ngân hàng không?
Người dưới 15 tuổi có được gửi tiền tiết kiệm ngân hàng không?
Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về người gửi tiền như sau:
Người gửi tiền
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.
Theo quy định thì công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì được gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng.
Bên cạnh đó, công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch gửi gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;
Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch gửi tiền tiết kiệm thông qua người giám hộ.
Như vậy, công dân Việt Nam dưới 15 tuổi cũng có thể gửi tiền tiết kiệm ngân hàng. Nhưng việc này phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người dưới 18 tuổi có được gửi tiền tiết kiệm ngân hàng không? (Hình từ Internet)
Cách tính tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng theo kỳ hạn mới nhất 2024?
Hướng dẫn cách tính tiền lãi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng theo kỳ hạn mới nhất 2024 chi tiết như sau:
[1] Gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Gửi tiền ngân hàng không kỳ hạn là một hình thức tiết kiệm linh hoạt cho phép người gửi tiền vào tài khoản ngân hàng mà không cần cam kết về thời gian. Tức người gửi có thể rút tiền mặt bất cứ thời điểm nào và không cần thông báo trước với ngân hàng.
Theo đó, cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn được thực hiện theo công thức:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360
Ví dụ:
A gửi tiết kiệm 200 triệu đồng không kỳ hạn tại ngân hàng có mức lãi suất là 4%/năm. Thời điểm rút số tiền gửi là sau 6 tháng (180 ngày)
Tiền lãi = 200 triệu x 4% x 180/360 = 1,5 triệu đồng
Như vậy, sau 06 tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn, A sẽ nhận được số tiền lãi là 4 triệu đồng.
[2] Gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức gửi tiết kiệm trong một khoảng thời gian nhất định và khoảng thời gian này được người gửi thỏa thuận với ngân hàng ngay từ khi mở sổ. Đây là hình thức gửi tiền quen thuộc, được khách hàng cá nhân sử dụng khá phổ biến.
Theo đó, ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau cho khách hàng lựa chọn theo nhu cầu, ví dụ gửi tiết kiệm hàng tháng, quý, năm,…
Cách tính lãi suất ngân hàng cho trường hợp này như sau:
Số tiền lãi theo ngày = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.
Hoặc:
Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.
Ví dụ:
B gửi tiết kiệm 100 triệu đồng với kỳ hạn 01 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là 5%/năm. Đến kỳ hạn 01 năm, B có thể rút số tiền đã gửi ra.
Số tiền lãi = 100 triệu x 5% = 05 triệu đồng
Hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn có ưu điểm là thường sẽ được nhận mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không thời hạn.
Lưu ý: Hướng dẫn trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Mức lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng tối đa là bao nhiêu?
Theo Điều 1 Quyết định 1124/QĐ-NHNN năm 2023 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:
1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,25%/năm.
Theo đó, mức lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng tối đa hiện nay là:
- Đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
- Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm;
Riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,25%/năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?