Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Nơi đào tạo để lấy chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Cho tôi hỏi: Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Nơi đào tạo để lấy chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Xin cảm ơn. Chị Dung tại Bắc Giang.

Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Nơi đào tạo để lấy chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Hiện nay không có văn bản nào quy định về khái niệm chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, có thể hiểu chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm hay giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm là loại giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền là Bộ y tế cấp cho chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận.

Người học có thể đăng ký học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số nơi sau đây:

- Các cơ sở chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm có chức năng, nhiệm vụ tập huấn chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

+ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm;

+ Các cơ sở chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố;

+ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố;

+ Các Trung tâm y tế dự phòng huyện, quận.

- Các cơ sở học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

+ Các trường đại học;

+ Các Viện nghiên cứu;

+ Các Hội và Chi hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm;

+ Các Trung tâm kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lưu ý: Thông tin về chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ mang tính tham khảo.

Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Nơi đào tạo để lấy chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Nơi đào tạo để lấy chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào được cấp chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm
...
2. Đối tượng được cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, gồm:
a) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;
b) Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.

Theo đó, các đối tượng sẽ được cấp chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

- Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;

- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.

Phạt bao nhiêu tiền đối với vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm
1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
c) Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

Theo đó, mức xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm có thể lên đến 100 triệu động tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Trong đó, phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, có thể bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động cơ sở lên đến 12 tháng, tước quyền sử dụng giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đến 24 tháng.

Đồng thời, buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm, buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4 thì mức phạt tiền được giảm đi một nửa.

Trân trọng!

Vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vệ sinh an toàn thực phẩm
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Nơi đào tạo để lấy chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vệ sinh an toàn thực phẩm
Đinh Thị Ngọc Huyền
979 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào