Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm fullface hiện nay? Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi: Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm fullface hiện nay? Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền? Chị Thúy tại Lạng Sơn.

Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm fullface hiện nay?

Theo đó mũ bảo hiểm fullface được hiểu là mũ che cả đầu và tai và hàm.

Căn cứ tại Tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 quy định như sau:

Phân loại và kết cấu
...
3.2 Kết cấu
Kết cấu của mũ bảo hiểm được mô tả tại Hình 2.
3.2.1 Các bộ phận chính của mũ, bao gồm:
- Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội;
- Đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động tới đầu người đội mũ;
- Quai đeo để cố định mũ;
- Lớp vải lót bên trong để đảm bảo dễ chịu cho người sử dụng.
3.2.2 Các phụ kiện không bắt buộc như kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm, v.v.

Theo đó, mũ bảo hiểm fullface sẽ bao gồm các bộ phận như sau: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động, quai đeo, đệm lót trong (cạnh), đệm lót trong (đỉnh), bảo vệ cằm., bọc mép.

Trong đó, thì chỉ có vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động, quai đeo, đệm lót trong (cạnh) là các phụ kiện chính và bắt buộc. Các phụ kiện còn lại của mũ là phụ kiện không bắt buộc phải có.

Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm fullface hiện nay? Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm fullface hiện nay? Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Theo đó, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe.

Tuy nhiên, các trường hợp ngoại lệ như chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ không áp dụng mức phạt này.

Gây tai nạn chết người khi tham gia giao thông bị phạt tù bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người lái xe gây tai nạn nếu vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi lái xe gây tai nạn chết người có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Ngoài ra, người lái xe gây tai nạn chết người còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trân trọng!

An toàn giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Lực lượng nào thực hiện tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, bổ sung trường hợp phải giảm tốc độ, dừng lại khi có đèn xanh?
Hỏi đáp Pháp luật
03 trường hợp bị thu hồi bằng lái xe theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, xe đưa đón trẻ mầm non, học sinh phải có thiết bị ghi hình và người quản lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025 xe đưa đón trẻ em, học sinh phải có thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh cấp 3 có được đi xe máy điện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trời mưa có bắt buộc phải bật đèn xe không? Người lái xe không bật đèn xe khi trời mưa có bị tước bằng lái xe không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đi xe máy chạy quá tốc độ 10-20km/h bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô đỗ trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đi xe máy chuyên dùng không có đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn giao thông
Đinh Thị Ngọc Huyền
446 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào