Trị giá thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng trả lại được định giá như thế nào?

Xin cho tôi được hỏi: Trị giá thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng trả lại được định giá như thế nào? Nhờ anh chị biên tập hỗ trợ giải đáp.

Trị giá thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng trả lại được định giá như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 12 Thông tư 52/2020/TT-BTC quy định về xác định trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Xác định trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
....
3. Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù:
....
h) Đối với các giao dịch không khai trị giá (như: hàng đổi hàng, hàng viện trợ nhân đạo hoặc các giao dịch không khai báo trị giá khác): trị giá thống kê thực hiện theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan;
i) Đối với hàng trả lại: trị giá thống kê là trị giá hàng hóa trả lại, được định giá theo trị giá của giao dịch xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu;
k) Đối với điện năng xuất khẩu hoặc nhập khẩu: trị giá thống kê là trị giá khai trên tờ khai hải quan;
....

Như vậy, trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng trả lại thì việc xác định trị giá thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng trả lại được định giá theo trị giá của giao dịch xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu của hàng hóa.

Trị giá thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng trả lại được định giá như thế nào?

Trị giá thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng trả lại được định giá như thế nào? (Hình từ Internet)

Hàng hóa xuất nhập khẩu trong thống kê nhà nước về hải quan được phân loại theo các danh mục nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 15 Thông tư 52/2020/TT-BTC quy định về các phân tổ trong thống kê như sau:

Các phân tổ trong thống kê
....
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thống kê được phân loại theo các danh mục như sau:
a) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành;
b) Danh mục nhóm, mặt hàng chủ yếu là danh mục được xây dựng theo mục đích riêng trong thống kê hải quan trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục phân loại chuẩn khác do Tổng cục Hải quan ban hành;
c) Danh mục Phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Danh mục SITC - do Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc ban hành) và các danh mục phân loại khác theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc được sử dụng cho mục đích phân tích kinh tế và mục đích thống kê khác.
....

Như vậy, hàng hóa xuất nhập khẩu trong thống kê nhà nước về hải quan được phân loại theo các danh mục sau đây:

- Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành;

- Danh mục nhóm, mặt hàng chủ yếu là danh mục được xây dựng theo mục đích riêng trong thống kê hải quan trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục phân loại chuẩn khác do Tổng cục Hải quan ban hành;

- Danh mục Phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Danh mục SITC - do Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc ban hành) và các danh mục phân loại khác theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc được sử dụng cho mục đích phân tích kinh tế và mục đích thống kê khác.

Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu sau khi được xử lý tự động được cán bộ kiểm tra theo trình tự như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 21 Thông tư 52/2020/TT-BTC quy định về xử lý dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Xử lý dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ hàng tháng được xử lý như sau:
....
2. Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau khi được xử lý tự động được cán bộ kiểm tra theo trình tự như sau:
a) Kiểm tra sự phù hợp của tên hàng, mã hàng khai báo và việc phân loại theo Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu;
b) Phát hiện các giá trị bất thường cần được kiểm tra;
c) Chuyển các dữ liệu cần kiểm tra xuống cấp cục, chi cục;
d) Tiếp nhận dữ liệu đã được kiểm tra, xử lý từ cấp cục, chi cục;
đ) Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Thực hiện các Báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 23 và Điều 25 Thông tư này.

Theo đó, dữ liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu sau khi được xử lý tự động được cán bộ kiểm tra theo trình tự như sau:

Bước 1: Kiểm tra sự phù hợp của tên hàng, mã hàng khai báo và việc phân loại theo Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu;

Bước 2: Phát hiện các giá trị bất thường cần được kiểm tra;

Bước 3: Chuyển các dữ liệu cần kiểm tra xuống cấp cục, chi cục;

Bước 4: Tiếp nhận dữ liệu đã được kiểm tra, xử lý từ cấp cục, chi cục;

Bước 5: Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Bước 6: Thực hiện các Báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào