Ký hiệu múi giờ Việt Nam là gì? Việt Nam có mấy múi giờ?

Cho tôi hỏi Ký hiệu múi giờ Việt Nam? Việt Nam có mấy múi giờ? Việt Nam tính giờ trong một ngày dựa trên căn cứ nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Ký hiệu múi giờ Việt Nam là gì? Việt Nam có mấy múi giờ?

Múi giờ là khu vực trên Trái Đất được quy ước sử dụng cùng một thời gian tiêu chuẩn, thông thường được nói đến như là giờ địa phương. Về lý thuyết, các đồng hồ tại vùng này luôn chỉ cùng một thời gian.

Mỗi múi giờ được đặt tên theo kinh tuyến đi qua trung tâm của nó. Các quốc gia nằm ở gần kinh tuyến gốc sẽ có múi giờ gần với GMT. Các quốc gia nằm ở xa kinh tuyến gốc sẽ có múi giờ chênh lệch nhiều hơn so với múi giờ GMT.

Ví dụ: Múi giờ GMT (Greenwich Mean Time) là múi giờ đi qua kinh tuyến gốc (kinh tuyến Greenwich) tại London, Anh.

Căn cứ Điều 1 Quyết định 121-CP năm 1967 được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 134/2002/QĐ-TTg quy định Việt Nam lấy múi giờ thứ 7 theo hệ thống múi giờ quốc tế làm múi giờ Việt Nam.

Việt Nam chỉ có một múi giờ duy nhất là GMT+7. Múi giờ Việt Nam được sử dụng trên toàn quốc, từ các tỉnh biên giới phía Bắc đến các tỉnh ven biển phía Nam.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Ký hiệu múi giờ Việt Nam? Việt Nam có mấy múi giờ?

Ký hiệu múi giờ Việt Nam? Việt Nam có mấy múi giờ? (Hình từ Intenret)

Việt Nam tính giờ trong một ngày dựa trên căn cứ nào?

Căn cứ Mục 1 Thông tư 01-VLĐC-1967 quy định mục đích, ý nghĩa của việc ban hành quyết định:

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH.
Đồng hồ và cuốn lịch là những phương tiện cần thiết cho hoạt động của xã hội. Việc định giờ chính thức và lịch chính thức là quyền hạn của Nhà nước. Ngày nay, với sự phát triển của các giao dịch quốc tế và của khoa học kỹ thuật, các nước đã đi đến áp dụng một phương pháp xác định thời gian thống nhất như sau:
1. Dùng hệ thống múi giờ quốc tế để tính giờ trong một ngày.
2. Dùng dương lịch để tính ngày, tháng, năm trong từng năm và trong những khoảng thời gian dài.
Nhà nước ta, từ Cách mạng tháng tám đến nay, đã định giờ chính thức cho cả nước và vẫn dùng dương lịch như lịch chính thức. Nhưng có một vấn đề tồn tại chưa được giải quyết dứt khoát về mặt pháp lý theo đúng quan điểm khoa học:
1. Chưa có văn bản chính thức của Nhà nước xác nhận giờ chính thức của nước ta theo hệ thống múi giờ quốc tế;
2. Chưa có văn bản công nhận dương lịch (lịch Grê-goa) là lịch chính thức và quy định vị trí của âm lịch, nói đúng hơn là lịch cổ truyền, do đó việc dùng lịch còn tùy tiện, có thể dùng dương lịch hay âm lịch hay cả hai, gây ra nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo sản xuất nhất là đối với nông nghiệp;
...

Theo quy định trên, Việt Nam tính giờ trong một ngày dựa trên căn cứ hệ thống múi giờ quốc tế.

Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7 (GMT+7), cùng múi giờ với các nước Đông Dương như Lào, Campuchia, Thái Lan. Việt Nam nằm ở kinh độ 105° Đông.

Múi giờ là khu vực trên Trái Đất được quy ước sử dụng cùng một thời gian tiêu chuẩn.

Dựa vào múi giờ và kinh độ, thời gian tại Việt Nam được tính như sau: Thời gian Việt Nam = (Thời gian Greenwich) + 7 giờ

Ví dụ:

- Khi tại Greenwich là 00:00 (ngày 1/12/2023), thì tại Việt Nam là 07:00 (ngày 1/12/2023).

- Khi tại Việt Nam là 12:00 (ngày 1/12/2023), thì tại Greenwich là 05:00 (ngày 1/12/2023).

Lưu ý: Việt Nam chỉ có một múi giờ duy nhất, do vậy thời gian trên toàn quốc là đồng nhất.

Lịch nào là lịch duy nhất được dùng trong các cơ quan nhà nước?

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 2 Thông tư 01-VLĐC-1967 quy định nội dung cụ thể của quyết định:

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA QUYẾT ĐỊNH
...
2. Điều 2 khẳng định dương lịch (lịch Grê-goa) là công lịch tức là lịch duy nhất được dùng trong các cơ quan Nhà nước, trong các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta, trong giao dịch giữa Nhà nước với nhân dân và giao dịch với nước ngoài.
Hiện nay các cơ quan Nhà nước (hành chính, tư pháp, chuyên môn) và đoàn thể các cấp, đã dùng dương lịch một cách phổ biến nhưng vẫn còn một số ngành trong một số công việc chưa tôn trọng triệt để công lịch, còn ghi ngày tháng theo âm lịch hay theo cả dương lịch và âm lịch. Bất lợi nhất nói chung là việc đặt kế hoạch sản xuất, nói riêng là việc định thời vụ nông nghiệp theo âm lịch. Tình trạng đó cần phải chấm dứt. Trong việc chỉ đạo nông nghiệp cần bỏ hẳn việc lấy ngày, tháng âm lịch để định thời vụ.
Quyết định này bắt buộc phải dùng dương lịch trong các giấy tờ văn bản của các cơ quan Nhà nước giữa các cơ quan Nhà nước với nhân dân (thí dụ các đơn từ, các hợp đồng giữa nhân dân và Nhà nước …).
...

Như vậy, lịch được dùng trong các cơ quan nhà nước là lịch Grê-goa (dương lịch) và là công lịch duy nhất.

Lịch Gregorian là một loại lịch dương được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Lịch này được đặt tên theo Giáo hoàng Gregory XIII, người đã ban hành một sắc lệnh vào năm 1582 để cải cách lịch Julian trước đó.

- Đặc điểm của Lịch Gregorian:

+ Lịch Gregorian có 12 tháng, mỗi tháng có số ngày khác nhau, từ 28 đến 31 ngày.

+ Lịch Gregorian có 365 ngày trong năm thường và 366 ngày trong năm nhuận.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào