Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là mẫu nào năm 2024?
Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là mẫu nào năm 2024?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
...
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một hợp đồng thể hiện việc bên nhận chuyển nhượng giao một khoản tiền hoặc tài sản khác theo quy định cho bên chuyển nhượng trong một thời hạn để đảm bảo việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hiện nay, pháp luật không có ban hành mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay phải tuân theo một mẫu cụ thể nào.
Theo đó, người đọc có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới đây:
Tải về mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Tại đây.
Lưu ý: Mẫu hợp đồng trên chỉ mang tính chất tham khảo được xây dựng dựa trên những yêu cầu cơ bản về nội dung của hợp đồng theo quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, người đọc có thể tùy chỉnh hợp đồng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là mẫu nào năm 2024? (Hình từ Internet)
Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có bắt buộc phải công chứng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
...
Như vậy, căn cứ các quy định trên, hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp bắt buộc phải thực hiện việc công chứng.
Các bên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tài sản đặt cọc được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
Đặt cọc
...
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, việc xử lý tài sản đặt cọc khi các bên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hợp đồng được giao kết thì:
- Tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc;
- Tài sản đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Trường hợp 2: Bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
Trường hợp 3: Bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì:
- Bên nhận đặt cọc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc
- Trả một số tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc
Trường hợp 4: Các bên có thỏa thuận khác thì khi hợp đồng đặt cọc không thực hiện được, hai bên phải thực hiện theo thỏa thuận khác đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?