Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng được xây dựng nhằm mục đích gì?
Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng được xây dựng nhằm mục đích gì?
Căn cứ quy định Điều 57 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
Hệ thống kiểm soát nội bộ
.....
2. Tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực;
b) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời;
c) Tuân thủ pháp luật và các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ.
....
Như vậy, theo quy định thì hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro.
Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức tín dụng.
Theo đó thì tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực;
- Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời;
- Tuân thủ pháp luật và các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Yêu cầu về hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Phù hợp với quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
c) Có đủ nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
d) Xây dựng, duy trì văn hóa kiểm soát, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
.....
Theo đó, hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Yêu cầu về hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
- Phù hợp với quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Có đủ nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Xây dựng, duy trì văn hóa kiểm soát, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng được xây dựng nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Các tuyến bảo vệ độc lập của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
.....
3. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
a) Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện: Các bộ phận kinh doanh (bao gồm cả bộ phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro; Các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro (thuộc bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận độc lập) đối với từng loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh; Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán;
b) Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng các nội dung liên quan đến quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau đây thực hiện: Bộ phận tuân thủ quy định tại Điều 16 Thông tư này; Bộ phận quản lý rủi ro quy định tại Điều 18 Thông tư này;
c) Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
....
Như vậy, theo như quy định thì hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập.
Trong đó chức năng cụ thể của mỗi tuyến bảo vệ sẽ được quy định như sau:
-Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện:
+ Các bộ phận kinh doanh (bao gồm cả bộ phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác;
+ Các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro;
+ Các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro (thuộc bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận độc lập) đối với từng loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh;
+ Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán;
- Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng các nội dung liên quan đến quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau đây thực hiện:
+ Bộ phận tuân thủ quy định tại Điều 16 Thông tư 14/2023/TT-NHNN;
Bộ phận quản lý rủi ro quy định tại Điều 18 Thông tư 14/2023/TT-NHNN;
- Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?