Hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi nhà ở xã hội có được áp dụng nhiều chính sách không?
Hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi nhà ở xã hội có được áp dụng nhiều chính sách không?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 13 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi như sau:
Nguyên tắc thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi
....
2. Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì chỉ được áp dụng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.
3. Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi thì chỉ áp dụng một chính sách vay vốn cho cả hộ gia đình.
4. Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về tín dụng và pháp luật có liên quan.
Theo đó, thì đối với trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi thì chỉ áp dụng một chính sách vay vốn cho cả hộ gia đình.
Do đó hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi nhà ở xã hội không được áp dụng nhiều chính sách.
Hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi nhà ở xã hội có được áp dụng nhiều chính sách không? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP bị thay thế bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định về vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
1. Đối tượng được vay vốn:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, bán;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
c) Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán.
....
Như vậy, đối tượng được vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội gồm có:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở 2014 để cho thuê, cho thuê mua, bán;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
- Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán.
Thời hạn vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội là bao lâu?
Căn cứ quy định khoản 5 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như sau:
Vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
....
5. Thời hạn vay:
a) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
b) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua thì thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm và tối đa không quá 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
c) Đối với dự án đầu tư nhà ở xã hội để bán thì thời hạn cho vay tối thiểu là 05 năm và tối đa không quá 10 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
d) Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu quy định tại Điểm a, b và c Khoản này thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.
....
Theo đó, thời hạn vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được quy định như sau:
[1] Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
[2] Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua thì thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm và tối đa không quá 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
[3] Đối với dự án đầu tư nhà ở xã hội để bán thì thời hạn cho vay tối thiểu là 05 năm và tối đa không quá 10 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
[4] Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu quy định tại [1], [2] và [3]thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?