Người bị tuyên bố mất tích thì ai có trách nhiệm quản lý tài sản của họ?

Cho tôi hỏi: Người bị tuyên bố mất tích thì ai là người có trách nhiệm quản lý tài sản của họ? Thủ tục hủy quyết định tuyên bố mất tích như thế nào? Chị Mai tại Đồng Tháp.

Người bị tuyên bố mất tích thì ai có trách nhiệm quản lý tài sản của họ?

Căn cứ tại Điều 69 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích
Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.
Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Đồng thời tại Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:
a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;
b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
c) Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
2. Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Như vậy, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan thì Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý gồm:

- Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;

- Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

- Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

Ngược lại, không có những người được quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015 thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Tiếp đó, sau khi bị tuyên bố mất tích thì tài sản của người bị tuyên bố mất tích sẽ được người đang quản lý tài sản tiếp tục quản lý.

Ngoài ra, trường hợp Tòa án đã giải quyết ly hôn cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Người bị tuyên bố mất tích thì ai có trách nhiệm quản lý tài sản của họ?

Người bị tuyên bố mất tích thì ai có trách nhiệm quản lý tài sản của họ? (Hình từ Internet)

Khi người mất tích trở về thì hủy quyết định tuyên bố mất tích như thế nào?

Căn cứ tại Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích
1. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
2. Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
3. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.
4. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Như vậy, khi người bị tuyên mất tích trở về thì được yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó, người mất tích được nhận lại tài sản.

Tuy nhiên, trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Đồng thời, quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Căn cứ để tuyên bố một người là đã chết là gì?

Căn cứ tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định 04 yếu tố để có thể tuyên bố một người là đã chết như sau:

- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật Dân sự 2015;

Đồng thời, căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

Ngoài ra, quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tuyên bố mất tích
Đinh Thị Ngọc Huyền
1,170 lượt xem
Tuyên bố mất tích
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tuyên bố mất tích
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tuyên bố mất tích trở về có được nhận lại tài sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố mất tích 2024? Mất tích bao lâu thì tuyên bố chết?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tuyên bố mất tích thì ai có trách nhiệm quản lý tài sản của họ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mất tích bao nhiêu tiếng thì báo công an? Mất tích bao nhiêu năm thì được tuyên bố mất tích?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện được yêu cầu tuyên bố mất tích mới nhất năm 2023? Hồ sơ yêu cầu tuyên bố mất tích mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản của người bị tuyên bố mất tích do ai quản lý? Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tuyên bố mất tích có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào