Mẫu công văn giải trình thuế chuyên nghiệp nhất 2024?
Mẫu công văn giải trình thuế chuyên nghiệp nhất 2024?
Công văn giải trình thuế chuyên nghiệp là loại văn bản được soạn thảo và gửi đến cơ quan thuế để giải thích, làm rõ các vấn đề liên quan đến thuế của doanh nghiệp. Công văn giải trình thuế chuyên nghiệp được dùng để:
- Giải thích các sai sót trong hồ sơ khai thuế: Doanh nghiệp có thể sử dụng công văn giải trình để giải thích các sai sót trong hồ sơ khai thuế, ví dụ như khai sai số liệu, khai thiếu thông tin, khai nhầm mã số thuế,...
- Cung cấp thông tin bổ sung: Doanh nghiệp có thể sử dụng công văn giải trình để cung cấp thông tin bổ sung cho cơ quan thuế, ví dụ như giấy tờ chứng minh nguồn gốc thu nhập, hóa đơn chứng từ,...
- Đề nghị miễn, giảm thuế: Doanh nghiệp có thể sử dụng công văn giải trình để đề nghị miễn, giảm thuế trong trường hợp có các tình huống đặc biệt, ví dụ như doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh,...
- Trả lời các yêu cầu của cơ quan thuế: Doanh nghiệp có thể sử dụng công văn giải trình để trả lời các yêu cầu của cơ quan thuế, ví dụ như yêu cầu cung cấp hồ sơ, giải trình về các khoản thu nhập bất thường,...
Mẫu công văn giải trình thuế chuyên nghiệp như sau:
Tải Mẫu công văn giải trình thuế chuyên nghiệp nhất 2024 tại đây. Tải về.
*Lưu ý: Mẫu Công văn được lập dựa theo quy định Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Mẫu công văn giải trình thuế chuyên nghiệp nhất 2024? (Hình từ Internet)
Khai bổ sung hồ sơ thuế có cần bản giải trình hay không?
Căn cứ theo Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:
Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
.....
3. Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
a) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này;
b) Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.
4. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:
a) Tờ khai bổ sung;
b) Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.
5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Theo đó, trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được bổ sung hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế. Hồ sơ khai bổ sung bao gồm:
- Tờ khai bổ sung.
- Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.
Như vậy, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế cần phải có bản giải trình về việc nộp hồ sơ thuế có sai sót.
Thời hạn khai bổ sung hồ sơ thuế là khi nào? Quá thời hạn nộp hồ sơ khai thuế bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định như sau:
Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
2. Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này.
.....
Thông qua quy định trên, thời hạn khai bổ sung hồ sơ thuế là 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng phải thực hiện trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, quá thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế sẽ bị xử phạt tiền theo các mức như sau:
[1] Quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ: Phạt cảnh cáo.
[2] Quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, không có tình tiết giảm nhẹ: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
[3] Quá thời hạn từ 31 ngày đến 60 ngày: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
[4] Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày.
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
- Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
[5] Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
*Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với tổ chức, đối với cá nhân mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân. (theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?