Ngành Marketing là gì? Ngành Marketing có thể học trường nào?

Em là học sinh lớp 12, em có nguyện vọng đăng ký thi vào ngành Marketing. Vậy cho em hỏi Ngành Marketing là gì? Ngành Marketing có thể học trường nào? Mong được giải đáp.

Ngành Marketing là gì? Ngành Marketing có thể học trường nào?

Ngành marketing là một ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh và quảng cáo, tập trung vào việc tạo lập, quảng bá và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Ngành marketing liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, xác định mục tiêu tiếp thị, phát triển chiến lược tiếp thị, quảng cáo và quản lý quan hệ khách hàng.

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo về ngành Marketing, có thể kể đến đó là:

Các trường ở khu vực miền Bắc:

- Đại học RMIT;

- Đại học Kinh tế Quốc dân;

- Học viện Báo chí và Tuyên truyền;

- Trường Đại học Thương mại;

- Đại học Hà Nội;

- Trường Đại học Ngoại thương...

Các trường ở khu vực miền Trung:

- Đại học Kinh tế Đà Nẵng;

- Đại học Duy Tân...

Các trường ở khu vực miền Nam:

- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

- Trường Đại học Tài chính – Marketing;

- Trường Đại học Kinh tế - Luật;

- Đại học FPT...

Lưu ý: Nội dung Ngành Marketing là gì? Ngành Marketing có thể học trường nào? trên chỉ mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn học sinh có định hướng tốt hơn khi lựa chọn ngành học.

Ngành Marketing là gì? Ngành Marketing có thể học trường nào?

Ngành Marketing là gì? Ngành Marketing có thể học trường nào? (Hình từ Internet)

16 hành bị cấm trong hoạt động quảng cáo sinh viên Marketing cần lưu ý?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, sinh viên Marketing cần lưu ý 16 hành bị cấm trong hoạt động quảng cáo dưới đây bao gồm:

- Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo.

- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

- Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.

- Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

- Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

-- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

- Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

- Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

- Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Nội dung quảng cáo có được viết bằng tiếng nước ngoài không?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Quảng cáo 2012 quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo như sau:

Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
1. Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
a) Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
2. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.

Theo quy định này, nội dung quảng cáo phải được viết bằng tiếng Việt.

Tuy nhiên, có 02 trường hợp nội dung quảng cáo được phép viết bằng tiếng nước ngoài đó là:

- Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;

- Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

Trân trọng!

Hỏi đáp về Giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ Sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong năm học 2024-2025 theo chương trình của BGDĐT?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn theo Công văn 5512?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tuần hoàn hóa học chi tiết mới nhất năm 2024? Đạt điều kiện nào để làm giáo viên bộ môn Hóa học cấp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo công tác chuẩn bị cho năm học mới khai giảng năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu các địa phương công khai các khoản thu, chi ngay từ đầu năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thi ngắn gọn Trường học hạnh phúc lần thứ nhất 2024 không quá 1000 chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục Công văn 5512 của Bộ giáo dục file word?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được dạy trước chương trình tại lớp học thêm hay không? Xin học thêm trong nhà trường có phải viết đơn hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 của các địa phương như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Giáo dục
Nguyễn Thị Kim Linh
392 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hỏi đáp về Giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỏi đáp về Giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào