Tải Mẫu 09-HSB tờ khai của thân nhân hưởng chế độ tử tuất và hướng dẫn cách điền?
Tải Mẫu 09-HSB tờ khai của thân nhân hưởng chế độ tử tuất và hướng dẫn cách điền?
Mẫu Tờ khai của thân nhân hưởng chế độ tử tuất là Mẫu số 09-HSB quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019. Dưới đây là mẫu Tờ khai của thân nhân hưởng chế độ tử tuất như sau:
Tải Mẫu 09-HSB tờ khai của thân nhân hưởng chế độ tử tuất Tại đây
Hướng dẫn điền Tờ khai của thân nhân hưởng chế độ tử tuất mẫu 09-HSB như sau:
(1) Người khai phải theo thứ tự sau:
- Vợ hoặc chồng
- Con
Cha/mẹ đẻ
- Cha/mẹ vợ hoặc cha/mẹ chồng
Nếu không còn các thân nhân này thì xác định người khai theo quy định thừa kế theo pháp luật.
(2) Trường hợp hưởng trợ cấp 01 lần thì tại cột "Mối quan hệ với người chết" của Tờ khai, người khai ghi cụm từ: “người thừa kế” và người khai sẽ là người đại diện cho các thân nhân trong cùng một hàng thừa kế để hưởng trợ cấp.
-Nếu người chết chỉ có thân nhân chưa đủ 15 tuổi/ bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người khai chính là người đại diện hợp pháp của những người này. Theo đó, tại cột “Mối quan hệ của người đứng tên nhận trợ cấp với người hưởng trợ cấp”, người khai cần ghi rõ là “Người đại diện hợp pháp”.
- Người khai cần ghi cụ thể mối quan hệ với người chết như: Con đẻ, con nuôi, vợ, chồng, cha/ mẹ đẻ, cha/mẹ chồng, cha/mẹ vợ cha/mẹ nuôi, ông, bà, con dâu, con rể, chị dâu, anh rể,...
(3) Ghi mã số BHXH nếu có mã số BHXH; nếu chưa mã số BHXH thì ghi số CMND/CCCD/hộ chiếu, nếu không có thông tin này thì không bắt buộc phải ghi;
(4) Ghi chính xác số tiền thu nhập hàng tháng thực tế từ các nguồn thu nhập như lương, tiền công, lương hưu, hoặc các loại trợ cấp cụ thể (nếu đó là trợ cấp người có công, cũng cần ghi rõ là trợ cấp người có công), hoặc bất kỳ nguồn thu nhập khác nào khác để xác định loại trợ cấp được hưởng là hàng tháng hoặc một lần.
(5) Thân nhân đối chiếu điều kiện để xác định loại trợ cấp được hưởng là hàng tháng hay một lần:
- Nếu là trường hợp hưởng một lần thì để trống nội dung này.
- Nếu là trợ cấp tuất hàng tháng thì người khai ghi “Tuất tháng”;
- Nếu bị khuyết tật đặc biệt nặng/suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên thì người khai ghi: “Tuất tháng KT”/ “Tuất tháng 81%”.
- Trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng các nhân thân thống nhất 100% lựa chọn một lần thì ghi “Tuất tháng chọn tuất một lần”.
- Nếu số thân nhân hưởng trợ cấp hàng tháng > 4 người thì phải thống nhất lựa chọn và đánh số theo thứ tự từ 1 đến 4. Ví dụ: Tuất tháng (1).
(6) Chứng thực chữ ký/điểm chỉ của người khai: Là chứng thực của UBND địa phương/Phòng Công chứng/Thủ trưởng trại giam, tạm giam/Đại sứ quán Việt Nam/ cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tùy từng trường hợp cụ thể. Nếu Tờ khai từ 02 tờ rời trở lên thì giữa các tờ rời của tờ khai phải được đóng dấu giáp lai của cơ quan thực hiện chứng thực chữ ký/ điểm chỉ.
(7) Trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tuất một lần cử người khai làm đại diện nhận tiền trợ cấp một lần hoặc người đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất tháng mà lựa chọn tuất một lần thì ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ; nếu thân nhân dưới 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ ký xác nhận; đồng thời ghi cụm từ “Người giám hộ” lên trước dòng họ tên.
(8) Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên người nhận trợ cấp mai táng; trường hợp người nhận trợ không thuộc số thân nhân có tên trong Tờ khai thì ghi bổ sung: Mã số BHXH (nếu đã được cấp) hoặc số CMND hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; địa chỉ chi tiết nơi cư trú; trường hợp nhận qua tài khoản thẻ thì ghi bổ sung: Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản, chi nhánh mở tài khoản).
Trường hợp người nhận trợ cấp mai táng đồng thời là người được cử nhận các khoản trợ cấp tuất một lần thì ghi rõ vào cuối phần này: “Tôi đồng thời nhận các khoản trợ cấp tuất một lần”.
(9) Trường hợp thân nhân/người khai nộp hồ sơ chậm hơn so với thời hạn được quy định thì phải giải trình và nêu rõ lý do nộp chậm gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tải Mẫu 09-HSB tờ khai của thân nhân hưởng chế độ tử tuất và hướng dẫn cách điền? (Hình từ Internet)
Ngoài chế độ tử tuất BHXH bắt buộc còn có chế độ nào?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, ngoài chế độ tử tuất BHXH bắt buộc còn có các chế độ như sau:
- Chế độ ốm đau.
- Chế độ thai sản.
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Chế độ hưu trí.
Thời hạn giải quyết chế độ tử tuất tối đa là bao lâu?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 7 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 hướng dẫn như sau:
Giải quyết và chi trả
...
b) Thời hạn giải quyết:
b1) Đối với giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b2) Đối với giải quyết hưởng lương hưu: Tối đa 12 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b3) Đối với giải quyết hưởng BHXH một lần, trợ cấp một lần đối với người đang hưởng chế độ hàng tháng ra nước ngoài để định cư: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b4) Đối với giải quyết hưởng chế độ tử tuất: Tối đa 08 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
...
Như vậy, thời hạn giải quyết chế độ tử tuất là tối đa 08 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?