Rút tiền hàng loạt là gì? Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt có được kiểm soát đặc biệt không?
Rút tiền hàng loạt là gì?
Theo đó, tại khoản 31 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có nêu cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
31. Rút tiền hàng loạt là việc tổ chức tín dụng bị nhiều người gửi tiền cùng rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng chi trả theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, rút tiền hàng loạt được hiểu là việc tổ chức tín dụng bị nhiều người gửi tiền cùng rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng chi trả theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Rút tiền hàng loạt là gì? Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt có được kiểm soát đặc biệt không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt có được kiểm soát đặc biệt không?
Căn cứ khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng như sau:
Áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
b) Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;
c) Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;
d) Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
đ) Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;
e) Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.
...
Theo đó, ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
- Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;
- Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;
- Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
- Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;
- Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.
Như vậy, ngân hàng bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng thuộc một trong các trường hợp bị kiểm soát đặc biệt.
Biện pháp xử lý khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạt như thế nào?
Theo Điều 191 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt như sau:
Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt
1. Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước và thực hiện ngay các biện pháp sau đây:
a) Không chia cổ tức bằng tiền mặt; tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động khác có sử dụng nguồn tiền của tổ chức tín dụng; các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền gửi cho khách hàng;
b) Thực hiện các biện pháp tại phương án khắc phục trong tình huống bị rút tiền hàng loạt quy định tại Điều 143 của Luật này; cập nhật, điều chỉnh phương án trong trường hợp cần thiết.
...
Theo đó, khi tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt cần lưu ý các biện pháp xử lý sau:
[1] Đối với các tổ chức tín dụng chưa được can thiệp sớm:
- Phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước
- Không chia cổ tức bằng tiền mặt;
- Tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động khác có sử dụng nguồn tiền của tổ chức tín dụng;
- Các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền gửi cho khách hàng;
- Thực hiện các biện pháp tại phương án khắc phục trong tình huống bị rút tiền hàng loạt; cập nhật, điều chỉnh phương án trong trường hợp cần thiết.
[2] Đối với các tổ chức tín dụng đang được can thiệp sớm:
- Phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình trạng bị rút tiền hàng loạt
- Rà soát, đánh giá lại thực trạng để xây dựng, điều chỉnh phương án khắc phục
- Thực hiện phương án khắc phục đã được xây dựng, điều chỉnh.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng được áp dụng biện pháp hỗ trợ sau đây khi bị rút tiền hàng loạt như sau:
- Bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước trên nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất 0%;
- Thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm thanh khoản theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được thực hiện vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước; tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; từ tổ chức tín dụng khác.
Lưu ý: Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?