Phòng PC10 là phòng gì? Sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản nào?

Cho tôi hỏi phòng PC10 là phòng gì? Sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản nào? Cấp bậc hàm cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân là gì? Mong được giải đáp!

Phòng PC10 là phòng gì?

Phòng PC10 là Phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp thuộc Công an cấp tỉnh. Đây là đơn vị chuyên trách về thi hành án hình sự, hỗ trợ tư pháp và quản lý kho vật chứng.

Phòng PC10 có các nhiệm vụ sau:

- Chủ động tham mưu các mặt công tác trên lĩnh vực thi hành án hình sự

- Thực hiện nhiệm vụ tham gia bảo vệ an toàn tuyệt đối tại các phiên toà

- Làm tốt công tác bảo quản và xử lý vật chứng đảm bảo tính nguyên vẹn

- Thường xuyên phối hợp với Công an các đơn vị địa phương nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự

- Hướng dẫn, kiểm tra công tác tạm giam, tạm giữ đảm bảo an toàn tại các đơn vị

- Gặp gỡ cảm hoá người phạm tội sau khi chấp hành xong án phạt tù

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật, cảm hoá, giáo dục cho người phạm tội sau khi trở về cộng đồng

- Chú trọng làm tốt công tác Đảng, công tác xây dựng lực lượng và thúc đẩy phong trào trong đơn vị

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Phòng PC10 là phòng gì? Sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản nào?

Phòng PC10 là phòng gì? Sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản nào? (Hình từ Internet)

Sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản nào?

Căn cứ Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 quy định sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản sau:

- Bộ trưởng Bộ Công an;

- Cục trưởng, Tư lệnh;

- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;

- Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;

- Đại đội trưởng;

- Trung đội trưởng;

- Tiểu đội trưởng.

Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023 quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân:

Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Thượng tướng, số lượng không quá 07 bao gồm:
Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội;
...

Như vậy, cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:

(1) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an

(2) Thượng tướng

- Thứ trưởng Bộ Công an

- Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội;

(3) Trung tướng:

- Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an;

- Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương;

- Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân;

- Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh;

- Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương;

(4) Thiếu tướng:

- Cục trưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ người giữa chức vụ Trung tướng;

- Giám đốc Công an cấp tỉnh loại 1 và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông

- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương

- Phó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an.

- Phó Cục trưởng và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định tại điểm này.

- Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

- Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương;

(5) Đại tá:

- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018;

- Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ;

- Hiệu trưởng các trường trung cấp Công an nhân dân;

(6) Thượng tá:

- Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018;

(7) Trung tá:

- Đội trưởng và tương đương;

- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn;

- Tiểu đoàn trưởng;

(8) Thiếu tá: Đại đội trưởng;

(9) Đại úy: Trung đội trưởng;

(10) Thượng úy: Tiểu đội trưởng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào