Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như thế nào? Bản vẽ chi tiết có phải bản vẽ kỹ thuật hay không?

Tôi có thắc mắc:Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như thế nào? Nội dung bản vẽ chi tiết có gì? Bản vẽ chi tiết có phải bản vẽ kỹ thuật hay không? (Câu hỏi của anh Toàn - Quảng Ngãi)

Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như thế nào? Nội dung bản vẽ chi tiết có gì?

Trình tự đọc bản vẽ chi tiết được thực hiện như sau:

[1] Khung tên:

- Xác định tên chi tiết, vật liệu, số bản vẽ, tỉ lệ bản vẽ.

- Thông tin về người vẽ, người kiểm tra, phê duyệt.

[2] Hình biểu diễn:

Phân biệt các hình chiếu, hình cắt, cắt phần.

Hiểu rõ hình dạng, kích thước, cấu tạo của chi tiết.

[3] Kích thước:

- Xác định kích thước bao, kích thước chi tiết của các phần.

- Chú ý đến các dung sai, độ nhám, yêu cầu kỹ thuật khác.

[4] Yêu cầu kỹ thuật:

- Xác định vật liệu, độ nhám, dung sai, xử lý bề mặt.

- Ghi chú về các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt khác.

[5] Tổng hợp:

- Phân tích, tổng hợp thông tin từ các phần trước.

- Hình dung chi tiết trong không gian thực tế.

Ngoài ra, nội dung bản vẽ chi tiết bao gồm:

- Khung tên: Chứa thông tin về chi tiết như tên, vật liệu, tỉ lệ, người vẽ, ...

- Hình biểu diễn: Bao gồm các hình chiếu, hình cắt, cắt phần để thể hiện hình dạng, cấu tạo của chi tiết.

- Kích thước: Ghi chú kích thước bao, kích thước chi tiết của các phần.

- Yêu cầu kỹ thuật: Xác định vật liệu, độ nhám, dung sai, xử lý bề mặt, ...

- Bảng chú thích: Giải thích các ký hiệu, ký hiệu ren, ký hiệu độ nhám, ...

- Thông tin bổ sung: Có thể bao gồm các yêu cầu về gia công, nhiệt luyện, kiểm tra, ...

*Nội dung Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như thế nào? Nội dung bản vẽ chi tiết có gì? chỉ mang tính chất tham khảo.

Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như thế nào? Nội dung bản vẽ chi tiết có gì?

Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như thế nào? Nội dung bản vẽ chi tiết có gì? (Hình từ Internet)

Bản vẽ chi tiết có phải bản vẽ kỹ thuật hay không?

Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9256:2012 quy định về các loại bản vẽ kỹ thuật như sau:

Các loại bản vẽ
3.1. Bản vẽ hoàn công, bản vẽ ghi lại (as- built drawing/ record drawing)
Bản vẽ dùng để ghi chép các chi tiết của một công trình xây dựng sau khi đã hoàn thành.
3.2. Bản vẽ lắp ráp (assembly dwawing)
Bản vẽ thể hiện các vị trí tương quan và/hoặc hình dạng của một cụm đã tổ hợp ở mức cao các bộ phận được lắp ráp.
Chú thích: Đối với các nhóm tổ hợp mức thấp hơn, xem 3.22.
3.3. Mặt bằng khu đất (block plan)
Bản vẽ xác định khu đất xây dựng và định vị các đường bao của công trình xây dựng trong mối tương quan với quy hoạch đô thị hoặc các tài liệu tương tự.
3.4. Bản vẽ cấu kiện (component drawing)
Bản vẽ mô tả một cấu kiện đơn lẻ, mà trong đó bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để xác định cấu kiện đó.
3.5. Bản vẽ nhóm cấu (component range drawing)
Bản vẽ thể hiện kích cỡ, hệ thống tài liệu tham chiếu (loại cấu kiện và số hiệu cấu kiện) và các số liệu về yêu cầu tính năng của nhóm cấu kiện thuộc một loại nhất định.
3.6. Bản vẽ chi tiết (detail drawing)
Bản vẽ thể hiện các phần của công trình hoặc một cấu kiện, thường được phóng to ra và gồm có các thông tin đặc trưng về hình dạng, cấu tạo hoặc cách lắp ráp và các mối nối.
.....

Như vậy, bản vẽ chi tiết là một trong các loại bản vẽ kỹ thuật được dùng để thể hiện các phần của công trình hoặc một cấu kiện và được phóng to ra. Ngoải bản vẽ chi tiết, bản vẽ kỹ thuật còn có một số loại bản vẽ như sau: Bản vẽ hoàn công, bản vẽ ghi lại, bản vẽ mặt bằng, bản vẽ chế tạo, bản vẽ tương đồng,.....

Nguyên tắc chung ghi kích thước và chỉ dẫn về dung sai trong bản vẽ kỹ thuật như thế nào?

Theo quy định Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7583-1:2006, nguyên tắc chung ghi kích thước và chỉ dẫn về dung sai trong bản vẽ kỹ thuật được quy định như sau:

[1] Tất cả các kích thước, các ký hiệu bằng hình vẽ, cũng như các điều chú giải, phải được ghi trên bản vẽ sao cho chúng dễ đọc theo hướng cạnh phía dưới hoặc phía phải của bản vẽ (các hướng đọc chính).

[2] Các kích thước là một trong số vài loại yêu cầu về hình học, có thể được sử dụng để xác định một yếu tố hoặc thành phần một cách rõ ràng và không mơ hồ.

[3] Các loại yêu cầu về hình học khác, chúng rất thường dùng để xác định một cách rõ ràng cho yếu tố (Ví dụ trong lĩnh vực cơ khí) là dung sai hình học (hình dáng, hướng, vị trí và độ đảo), các yêu cầu về chất lượng bề mặt và các yêu cầu về góc (lượn, vát, vê tròn).

*Chú thích: Trong lĩnh vực xây dựng, dung sai thường được cho trong các tài liệu riêng biệt.

[4] Tất cả các thông tin về kích thước phải đầy đủ và ghi trực tiếp trên bản vẽ, trừ trường hợp thông tin này được chỉ rõ trong tài liệu có liên quan đi kèm theo.

[5] Mỗi yếu tố hoặc tương quan giữa các yếu tố chỉ được ghi kích thước một lần.

[6] Khi các kích thước dài được biểu thị cùng một loại đơn vị thì ký hiệu đơn vị đo có thể bỏ qua nhưng bản vẽ hoặc các tài liệu liên quan phải được công bố đơn vị đo đã sử dụng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào