Mẫu kiểm tra bệnh tằm gai được xử lý như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3245:1979?

Cho tôi hỏi mẫu kiểm tra bệnh tằm gai được xử lý như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3245:1979? Dụng cụ kiểm tra bệnh tằm gai gồm những gì? Mong được giải đáp thắc mắc!

Mẫu kiểm tra bệnh tằm gai được xử lý như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3245:1979?

Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3245:1979 quy định xử lý mẫu:

Xử lý mẫu
3.1. Mẫu tằm: Mỗi mẫu gói làm 1 gói. Ngoài gói ghi tên giống số lô, nơi sản xuất, đem sấy ở nhiệt độ từ 45 oC đến 46 oC cho tới khi tằm chết, để ở nhiệt độ bình thường hai ngày sau đem chiếu kính.
3.2. Mẫu trứng: Mỗi mẫu gói làm 1 gói. Ngoài gói ghi tên giống số lô (hoặc lứa tằm chín), nơi sản xuất. Đem xử lý cho tằm nở và để tằm chết ở nhiệt độ tự nhiên, hai ngày sau đem chiếu kính.
3.3. Mẫu nhộng: Nhộng để nguyên trong kén, đánh số thứ tự. Mỗi lô lấy mẫu gói làm 1 gói. Ngoài gói ghi số lô (hoặc lứa tằm), nơi sản xuất, đem sấy ở nhiệt độ từ 45 oC đến 46 oC cho tới khi nhộng chết, và để ở nhiệt độ tự nhiên hai ngày sau đem chiếu kính.
3.4 Mẫu ngài: Mẫu ngài cho vào hộp, đánh số thứ tự, ghi tên giống, số lô (hoặc lứa tằm), nơi sản xuất, đem sấy ở nhiệt độ từ 45 oC đến 46oC cho tới khi ngài chết, và để ở nhiệt độ tự nhiên hai ngày sau đem chiếu kính.
Mẫu ngài của giống đa hệ và trứng trắng của giống lưỡng độc hệ sau. Khi sấy hai ngày phải chiếu ngay để kịp phát trứng. Mẫu ngài của giống độc hệ trứng đen có thể, bảo quản một thời gian dài mới chiếu kính. Mẫu phải được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh mốc, thối. Những nơi có tủ lạnh, kho lạnh, bảo quản mẫu ngài ở nhiệt độ từ 10 oC đến 15 oC, trước khi chiếu 1 ngày phải để mẫu ở nhiệt độ tự nhiên.

Như vậy, mẫu kiểm tra bệnh tằm gai được xử lý như sau:

- Đối mới mẫu tằm:

+ Mỗi mẫu gói làm 1 gói.

+ Ngoài gói ghi tên giống số lô, nơi sản xuất.

+ Đem sấy ở nhiệt độ từ 45 oC đến 46 oC cho tới khi tằm chết;

+ Để ở nhiệt độ bình thường hai ngày sau đem chiếu kính.

- Đối với mẫu trứng:

+ Mỗi mẫu gói làm 1 gói.

+ Ngoài gói ghi tên giống số lô (hoặc lứa tằm chín), nơi sản xuất.

+ Đem xử lý cho tằm nở và để tằm chết ở nhiệt độ tự nhiên, hai ngày sau đem chiếu kính.

- Đối với mẫu nhộng:

+ Nhộng để nguyên trong kén, đánh số thứ tự.

+ Mỗi lô lấy mẫu gói làm 1 gói.

+ Ngoài gói ghi số lô (hoặc lứa tằm), nơi sản xuất, đem sấy ở nhiệt độ từ 45 oC đến 46 oC cho tới khi nhộng chết, và để ở nhiệt độ tự nhiên hai ngày sau đem chiếu kính.

- Đối với mẫu ngày:

+ Mẫu ngài cho vào hộp, đánh số thứ tự, ghi tên giống, số lô (hoặc lứa tằm), nơi sản xuất.

+ Đem sấy ở nhiệt độ từ 45 oC đến 46oC cho tới khi ngài chết, và để ở nhiệt độ tự nhiên hai ngày sau đem chiếu kính.

Lưu ý: Mẫu ngài của giống đa hệ và trứng trắng của giống lưỡng độc hệ sau.

Khi sấy hai ngày phải chiếu ngay để kịp phát trứng. Mẫu ngài của giống độc hệ trứng đen có thể, bảo quản một thời gian dài mới chiếu kính.

Mẫu phải được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh mốc, thối. Những nơi có tủ lạnh, kho lạnh, bảo quản mẫu ngài ở nhiệt độ từ 10 oC đến 15 oC, trước khi chiếu 1 ngày phải để mẫu ở nhiệt độ tự nhiên.

Dụng cụ kiểm tra bệnh tằm gai gồm những gì?

Căn cứ Tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3245:1979 quy định dụng cụ kiểm tra bệnh tằm gai gồm những dụng cụ sau:

- Tủ sấy, tủ lạnh.

- Kính hiển vi có độ phóng đại 600 lần.

- Chày và cối sứ.

- Máy ly tâm điện hoặc ly tâm quay tay.

- Lam, la men, đũa, khăn lau, ống nghiệm.

- Thùng hoặc bể chứa nước có vòi chảy hoặc hệ thống nước máy.

Dụng cụ kiểm tra bệnh tằm gai sau khi chiếu kính thì xử lý như thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3245:1979 quy định dụng cụ kiểm tra bệnh tằm gai sau khi chiếu kính thì xử lý như sau:

- Sau mỗi ngày chiếu phải đổ toàn bộ xác nhộng, ngài, tằm, trứng và vỏ trứng vào chậu có thuốc sát trùng (formon, clorua vôi…), đem chôn cùng với vôi bột.

- Sau mỗi ngày chiếu, đốt hết các mẫu ngài.

- Nếu có bệnh gai, phải ngâm toàn bộ dụng cụ vào dung dịch formon 2 % hoặc clorua vôi 3 % trong 30 min đến 60 min.

- Những dụng cụ khác như lam, la men, que, khăn lau… phải được đun sôi hoặc sấy ở nhiệt độ cao.

Trân trọng!

Quy chuẩn kỹ thuật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật
Hỏi đáp Pháp luật
Phát hiện Escherichia coli O157 trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cần có mấy giai đoạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kiểm tra bệnh tằm gai được xử lý như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3245:1979?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xây dựng, lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời theo QCVN 17:2018/BXD như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn Việt Nam về phòng cháy chữa cháy có bắt buộc áp dụng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN QCXDVN05:2008/BXD, xây dựng nhà ở phải đáp ứng tiêu chuẩn nào để đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống và ký hiệu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành 05 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Những Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ được biên soạn trong năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật
Phan Vũ Hiền Mai
153 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy chuẩn kỹ thuật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào