Thế nào là đào ngũ? Tội đào ngũ trong thời bình bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi: Thế nào là đào ngũ? Tội đào ngũ trong thời bình bị xử lý như thế nào? Khi nào đào ngũ bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm? Câu hỏi của anh Thái - Yên Bái

Thế nào là đào ngũ? Tội đào ngũ trong thời bình bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội đào ngũ như sau:

Tội đào ngũ
1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, đào ngũ được hiểu là hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến. Hiện nay trong thời bình, đào ngũ có thể hiểu dùng để chỉ những đối tượng rời bỏ đơn vị hoặc không trở lại đơn vị quân đội mà mình đang được phân công đào tạo, rèn luyện với mục đích trốn tránh nghĩa vụ.

Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ hành vi thì người có hành vi đào ngũ trong thời bình có thể bị xử lý kỷ luật hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm. Tuy nhiên mức hình phạt cuối cùng cho tội đào ngũ sẽ do Tòa án quyết định.

Thế nào là đào ngũ? Tội đào ngũ trong thời bình bị xử lý như thế nào?

Thế nào là đào ngũ? Tội đào ngũ trong thời bình bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Khi nào đào ngũ bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm trong quân đội?

Tại Điều 21 Thông tư 143/2023/TT-BQP có quy định về đào ngũ như sau:

Đào ngũ
1. Người nào đào ngũ thì bị kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Là chỉ huy;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Lôi kéo người khác tham gia;
d) Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;
đ) Khi đang làm nhiệm vụ.

Như vậy, người có hành vi đào ngũ bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm trong quân đội trong trường hợp:

- Người đào ngũ là chỉ huy;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;

- Khi đang làm nhiệm vụ.

05 trường hợp được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời bình?

Tại khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định về nghĩa vụ quân sự như sau:

Nghĩa vụ quân sự
...
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
...

Như vậy, có 05 trường hợp được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời bình bao gồm:

(1) Công dân là dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ;

(2) Công dân hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

(3) Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

(4) Công dân là thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

(5) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Trân trọng!

Tội đào ngũ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội đào ngũ
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội đào ngũ trong Quân đội nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là đào ngũ? Tội đào ngũ trong thời bình bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội đào ngũ
Lương Thị Tâm Như
6,810 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào