Quy định mới về can thiệp sớm các tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?

Cho mình hỏi: Luật Các tổ chức tín dụng có quy định mới về can thiệp sớm các tổ chức tín dụng đúng không? Và các yêu cầu đối với tổ chức tín dụng được thực hiện can thiệp sớm? Mong được giải đáp.

Quy định mới về can thiệp sớm các tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?

Căn cứ theo Điều 156 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024) quy định như sau:

Thực hiện can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một hoặc một số trường hợp sau đây:
a) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ, vốn được cấp và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 của Luật này;
b) Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 138 của Luật này trong thời gian 30 ngày liên tục;
d) Vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục;
đ) Bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.

So với Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã bổ sung hẳn một chương gồm 06 Điều luật (từ Điều 156 đến Điều 161) quy định về các biện pháp can thiệp sớm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng thuộc một hoặc một số trường hợp sau đây:

- Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng 15% giá trị của vốn điều lệ, vốn được cấp và quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định;

- Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

- Vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả trong thời gian 30 ngày liên tục;

- Vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong thời gian 06 tháng liên tục;

- Bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.

Quy định mới về can thiệp sớm các tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?

Quy định mới về can thiệp sớm các tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024? (Hình từ Internet)

Các yêu cầu đối với tổ chức tín dụng được thực hiện can thiệp sớm theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là gì?

Căn cứ theo quy định mới tại khoản 1 Điều 157 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024), các yêu cầu đối với tổ chức tín dụng được thực hiện can thiệp sớm bao gồm:

- Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

- Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, thù lao, lương, thưởng; yêu cầu bồi hoàn thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát;

- Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản trị, điều hành.

Các biện pháp hạn chế đối với tổ chức tín dụng được thực hiện can thiệp sớm theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là gì?

Dựa theo khoản 2 Điều 157 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024) đã bổ sung quy định mới về các trường hợp áp dụng biện pháp hạn chế đối với tổ chức tín dụng được thực hiện can thiệp sớm, cụ thể đó là:

- Không chia cổ tức, lợi tức, phân phối lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ, chuyển lợi nhuận về nước; hạn chế chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, chuyển nhượng tài sản;

- Hạn chế hoạt động kinh doanh không hiệu quả, có rủi ro cao; giảm giới hạn cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần; hạn chế tăng trưởng tín dụng;

- Đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật; không bổ sung nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh mới khác, không mở rộng mạng lưới hoạt động;

- Đình chỉ người quản lý, người điều hành có hành vi vi phạm hoặc gây rủi ro lớn đến hoạt động của tổ chức tín dụng;

- Yêu cầu bầu, bổ nhiệm thay thế người quản lý, người điều hành có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây rủi ro lớn đến hoạt động của tổ chức tín dụng được can thiệp sớm;

- Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức tín dụng
Nguyễn Thị Kim Linh
3,195 lượt xem
Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức tín dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết ngân hàng SeABank 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết ngân hàng Eximbank 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết ngân hàng LPBank 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết ngân hàng VPBank 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB Bank) năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết 2025 của ngân hàng mới nhất, chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết ngân hàng BIDV 2025 mới nhất, chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Ngân hàng Agribank 2025 chi tiết?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào