Đã có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng đã ký kết còn hiệu lực không?

Doanh nghiệp tôi hiện đã có quyết định mở thủ tục phá sản, vậy cho tôi hỏi bây giờ chúng tôi có thể chấm dứt những hợp đồng đã ký kết mà hiện tại vẫn còn hiệu lực có được không? Tôi cảm ơn.

Đã có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng đã ký kết còn hiệu lực không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, hợp tác xã thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp, hợp tác xã việc được thực hiện hoặc không được thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình.
4. Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện mà không có sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.

Như vậy, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng đã ký kết còn hiệu lực nhưng phải báo cáo với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Trường hợp doanh nghiệp tự ý chấm dứt những hợp đồng đã ký kết còn hiệu lực mà không có sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì việc này sẽ bị đình chỉ thực hiện, buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và phải giải quyết hậu quả theo quy định.

Đã có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng đã ký kết còn hiệu lực không?

Đã có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng đã ký kết còn hiệu lực không? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào thì doanh nghiệp bị coi là phá sản?

Căn cứ theo quy định tại Điều 214 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Ngoài ra, theo cách giải thích từ ngữ tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Như vậy, doanh nghiệp bị coi là phá sản cần phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau đây:

- Mất khả năng thanh toán;

- Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán, theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014.

Đối tượng nào được miễn nộp tạm ứng chi phí phá sản khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

Theo khoản 2 Điều 23 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
1. Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này.
3. Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này.
4. Tòa án nhân dân quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật và quyết định việc hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này.

Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
...
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
...

Ngoài ra điểm a khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản 2014 cũng quy định về tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn như sau:

Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn
1. Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật này mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
...

Từ căn cứ này, đối tượng được miễn nộp tạm ứng chi phí phá sản khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm có:

- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp không còn tiền, tài sản khác để nộp tạm ứng chi phí phá sản.

Trân trọng!

Thủ tục phá sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thủ tục phá sản
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ chuẩn pháp lý năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng đã ký kết còn hiệu lực không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn để người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp có phải ghi vào đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc chỉ định Quản tài viên không?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm phán phải ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản trong trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty có được tạm dừng việc trả lãi các khoản nợ khi có quyết định mở thủ tục phá sản?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thủ tục phá sản
Nguyễn Thị Kim Linh
1,664 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào