Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác hay không?
- Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác hay không?
- Sự khác biệt giữa buộc bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm?
- Các trường hợp miễn trách nhiệm vi phạm thương mại?
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại?
- Thời hạn khiếu nại đối với các tranh chấp thương mại là bao lâu?
Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác hay không?
Căn cứ tại Điều 316 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác
Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thương mại bên bị vi phạm vẫn có quyền được yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình khi đã áp dụng các chế tài khác.
Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác hay không? (Hình từ Internet)
Sự khác biệt giữa buộc bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm?
Về mục đích:
- Phạt vi phạm: Là chế tài nhằm bảo vệ quyền lợi ích cả 02 bên chủ thể nhằm nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng.
- Bồi thường thiệt hại: Là chế tài nhằm bảo vệ lợi ích bên bị vi phạm nhằm bù đắp những lợi ích vật chất bị hao tổn thực tế của bên vi phạm.
Về điều kiện áp dụng:
- Phạt vi phạm: Áp dụng khi có thỏa thuận áp dụng theo quy định tại Điều 307 Luật Thương mại 2005, không cần có thiệt hại thực tế và cần phải chứng minh có hành vi vi phạm hợp đồng.
- Bồi thường thiệt hại: Không cần có thỏa thuận áp dụng, có thiệt hại thực tế xảy ra, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại và phải chứng minh có thiệt hại thực tế xảy ra theo quy định tại Điều 304 Luật Thương mại 2005.
Về mức áp dụng:
- Phạt vi phạm: Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
- Bồi thường thiệt hại: Bồi thường theo giá trị thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
Các trường hợp miễn trách nhiệm vi phạm thương mại?
Căn cứ Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định các trường hợp miễn trách nhiệm vi phạm bao gồm:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Đồng thời, bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ phải chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm vi phạm.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại?
Căn cứ tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Như vậy, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 thì các trường hợp khác có đủ 03 yếu tố sau phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng
- Có thiệt hại thực tế
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
Thời hạn khiếu nại đối với các tranh chấp thương mại là bao lâu?
Căn cứ Điều 318 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hạn khiếu nại là phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên nếu không có thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
- 03 tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
- 06 tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
- 09 tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?