Chủ đầu tư BOT có tối đa bao nhiêu ngày để lập kế hoạch chi tiết cho dự án BOT nhà máy nhiệt điện?
Dự án BOT nhà máy nhiệt điện là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 23/2015/TT-BCT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Hợp đồng BOT là hợp đồng được ký giữa Bộ Công Thương và chủ đầu tư BOT để xây dựng nhà máy nhiệt điện trên lãnh thổ Việt Nam; sau khi hoàn thành nhà máy, chủ đầu tư được quyền kinh doanh nhà máy trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, chủ đầu tư chuyển giao cho Bộ Công Thương.
2. Dự án BOT nhà máy nhiệt điện (sau đây gọi tắt là Dự án BOT NMNĐ) là dự án nhà máy nhiệt điện đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.
3. Nhà đầu tư BOT là các tổ chức, cá nhân có văn bản chính thức bày tỏ sự quan tâm, tham gia góp vốn phát triển dự án nhà máy nhiệt điện đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.
...
Như vậy, có thể hiểu dự án BOT nhà máy nhiệt điện (sau đây gọi tắt là Dự án BOT NMNĐ) là dự án nhà máy nhiệt điện đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.
Chủ đầu tư BOT có tối đa bao nhiêu ngày để lập kế hoạch chi tiết cho dự án BOT nhà máy nhiệt điện? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư BOT có tối đa bao nhiêu ngày để lập kế hoạch chi tiết cho dự án BOT nhà máy nhiệt điện?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BCT quy định về biên bản ghi nhớ và kế hoạch triển khai dự án như sau:
Biên bản ghi nhớ và kế hoạch triển khai dự án
...
2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận được dự thảo MOU, Chủ đầu tư BOT phải có ý kiến về dự thảo và kế hoạch đàm phán MOU.
3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chính thức bằng văn bản của Chủ đầu tư BOT, Tổng cục Năng lượng tổ chức đàm phán MOU. Quá trình đàm phán MOU không được kéo dài quá 30 ngày.
Sau khi thống nhất các nội dung của MOU, Tổng cục Năng lượng trình Bộ trưởng Bộ Công Thương thông qua để tổ chức lễ ký MOU.
4. Việc ký kết MOU được thực hiện giữa đại diện Bộ Công Thương với đại diện hợp pháp của Chủ đầu tư.
5. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày ký MOU, Chủ đầu tư BOT phải lập kế hoạch chi tiết triển khai dự án gửi Tổng cục Năng lượng để xem xét, thống nhất.
...
Theo đó, Chủ đầu tư BOT có tối đa 30 ngày kể từ ngày ký Biên bản ghi nhớ phát triển Dự án BOT NMNĐ (MOU) để lập kế hoạch chi tiết triển khai dự án BOT nhà máy nhiệt điện gửi Tổng cục Năng lượng để xem xét, thống nhất.
Nội dung kế hoạch chi tiết triển khai dự án BOT nhà máy nhiệt điện bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BCT quy định về biên bản ghi nhớ và kế hoạch triển khai dự án như sau:
Biên bản ghi nhớ và kế hoạch triển khai dự án
...
6. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kế hoạch chi tiết, Tổng cục Năng lượng có ý kiến trả lời bằng văn bản.
7. Nội dung kế hoạch chi tiết triển khai dự án bao gồm:
a) Lập và phê duyệt Quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm điện lực (nếu có): Ngày trình Quy hoạch; ngày phê duyệt Quy hoạch;
b) Lập và phê duyệt FS, bao gồm: Ngày trình FS; ngày phê duyệt FS;
c) Kế hoạch đàm phán Hợp đồng BOT và các tài liệu liên quan, bao gồm: ngày đàm phán PA; ngày ký PA; ngày dự kiến bắt đầu đàm phán vòng 1; ngày dự kiến kết thúc đàm phán vòng 1; ngày dự kiến bắt đầu đàm phán vòng 2; ngày dự kiến kết thúc đàm phán vòng 2; lịch trình đàm phán các tài liệu liên quan: PPA, LLA, Hợp đồng gói thầu thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp dự án và các hợp đồng cung cấp nhiên liệu; ngày ký kết thỏa thuận đầu tư; ngày nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; ngày ký chính thức các tài liệu Hợp đồng BOT;
d) Ngày đóng tài chính;
đ) Khởi công và xây dựng, bao gồm: Ngày khởi công chính thức dự án; ngày vận hành thương mại từng tổ máy; ngày vận hành thương mại toàn bộ nhà máy.
Theo đó, nội dung kế hoạch chi tiết triển khai dự án nhà máy nhiệt điện bao gồm:
- Lập và phê duyệt Quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm điện lực (nếu có): Ngày trình Quy hoạch; ngày phê duyệt Quy hoạch;
- Lập và phê duyệt FS, bao gồm: Ngày trình FS; ngày phê duyệt FS;
- Kế hoạch đàm phán Hợp đồng BOT và các tài liệu liên quan, bao gồm:
+ Ngày đàm phán PA;
+ Ngày ký PA;
+ Ngày dự kiến bắt đầu đàm phán vòng 1;
+ Ngày dự kiến kết thúc đàm phán vòng 1;
+ Ngày dự kiến bắt đầu đàm phán vòng 2;
+ Ngày dự kiến kết thúc đàm phán vòng 2;
+ Lịch trình đàm phán các tài liệu liên quan: PPA, LLA, Hợp đồng gói thầu thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp dự án và các hợp đồng cung cấp nhiên liệu;
+ Ngày ký kết thỏa thuận đầu tư;
+ Ngày nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Ngày ký chính thức các tài liệu Hợp đồng BOT;
- Ngày đóng tài chính;
- Khởi công và xây dựng, bao gồm: Ngày khởi công chính thức dự án; ngày vận hành thương mại từng tổ máy; ngày vận hành thương mại toàn bộ nhà máy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?