Chủ tịch nước có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội không?
Chủ tịch nước có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội không?
Căn cứ theo Điều 91 Luật Tổ chức Quốc Hội 2014 quy định về chương trình kỳ họp Quốc hội như sau:
Chương trình kỳ họp Quốc hội
...
2. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
3. Quốc hội quyết định chương trình kỳ họp Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp.
Theo đó, Quốc hội quyết định chương trình kỳ họp Quốc hội.
Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp.
Với thẩm quyền và trách nhiệm được giao, Chủ tịch nước có thể đưa ra các đề xuất về việc điều chỉnh chương trình kỳ họp của Quốc hội trong những trường hợp cần thiết. Như vậy, Chủ tịch nước có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ hợp Quốc hội.
Chủ tịch nước có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội không? (Hình từ Internet)
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước hay không?
Tại Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định về quyền chất vấn như sau:
Quyền chất vấn
1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
3. Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.
Theo đó, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước và những người nắm giữ các chức vụ khác trong bộ máy nhà nước như Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Trình tự bầu Chủ tịch nước tại kỳ họp Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 33 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định về trình tự bầu Chủ tịch nước tại kỳ họp Quốc hội như sau:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Việc bầu cử Chủ tịch nước sẽ thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
Bước 2: Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
Bước 3: Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).
Bước 4: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.
Bước 5: Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
Bước 6: Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Bước 7: Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
Bước 8: Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
Bước 9: Quốc hội thảo luận.
Bước 10: Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
Bước 11: Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Bước 12: Chủ tịch nước tuyên thệ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?