Sở Tư pháp làm việc vào những ngày nào? Sở Tư pháp có chức năng gì?

Xin cho tôi hỏi: Tôi muốn đến Sở Tư pháp để làm thủ tục nhưng không biết Sở Tư pháp sẽ làm việc vào ngày nào, làm việc trong khung giờ nào? (Câu hỏi từ chị Hiền - TP Hồ Chí Minh)

Sở Tư pháp làm việc vào những ngày nào?

Hiện nay chưa có quy định chung cụ thể về thời gian làm việc của Sở Tư Pháp. Mỗi thời gian làm việc của Sở Tư pháp tại các tỉnh thành khác nhau sẽ khác nhau, tùy theo tính chất công việc và địa bàn hoạt động.

Cụ thể, căn cứ Điều 4 Quyết định 67/2017/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về thời gian làm việc của các cơ quan Nhà nước, đơn vị tại Hồ Chí Minh như sau:

Thời gian làm việc
1. Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc.
a) Thời giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước:
- Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tình hình thực tế bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.
2. Đối với cơ quan, đơn vị được quy định phải tổ chức làm việc buổi sáng ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố thì thời giờ làm việc thực hiện theo Điểm a, Khoản 1, Điều 4 của Quyết định này.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 2 Quyết định 2022/QĐ-UBND năm 2022 quy định về thời gian làm việc hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

...
Đối với Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ cấp xã làm việc buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00.

Như vậy, Sở Tư pháp ở mỗi địa phương sẽ có thời gian làm việc khác nhau, thông thường đa số các Sở Tư pháp đều làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần, trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định.

Có thể tham khảo thời gian làm việc của Sở Tư pháp ở một số tỉnh thành như sau:

- Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Thứ 2 - Thứ 6: Sáng: từ 07h30 đến 11h30, Chiều: từ 13h00 đến 17h00.

+ Thứ 7: Sáng: từ 07h30 đến 11h30.

- Sở Tư pháp Hà Nội:

+ Thứ 2 - thứ 6: Sáng: từ 07h30 đến 11h30, Chiều: từ 13h00 đến 17h00.

- Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế:

+ Thứ 2 - thứ 6: Sáng: từ 07h30 đến 11h30, Chiều: từ 13h00 đến 17h00.

Sở Tư pháp có làm việc vào những ngày nào? Sở Tư pháp có chức năng gì?

Sở Tư pháp làm việc vào những ngày nào? Sở Tư pháp có chức năng gì? (Hình từ Internet)

Sở Tư pháp có chức năng gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP quy định về chức năng của Sở Tư pháp như sau:

Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương
...
2. Sở Tư pháp:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; pháp chế; công chứng, chứng thực; nuôi con nuôi; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; luật sư, tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải cơ sở; bán đấu giá tài sản; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, căn cứ Điều 1 Thông tư 07/2020/TT-BTP cũng quy định về chức năng của Sở Tư pháp như sau:

Vị trí và chức năng
1. Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; pháp chế; chứng thực; nuôi con nuôi; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư, tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác tư pháp khác và dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định pháp luật.
2. Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

Như vậy, Sở Tư pháp có chức năng tham mưu giúp đỡ UBND cấp tỉnh về các lĩnh vực sau:

- Công tác xây dựng, thi hành và theo dõi thi hành pháp luật;

- Kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

- Phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Pháp chế, công chứng, chứng thực, thừa phát lại;

- Các thủ tục liên quan tới nhân thân như: nuôi con nuôi, hộ tịch...;

- Luật sư, trọng tài thương mại; hòa giải thương mại, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý;

- Thủ tục liên quan tới quản lý, thanh lý, đấu giá tài sản;

- Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu tổ chức tham mưu?

Căn cứ Điều 6 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 40/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về các tổ chức tham mưu của Sở Tư pháp như sau:

Các tổ chức tham mưu của Sở Tư pháp
1. Các tổ chức tham mưu của Sở Tư pháp bao gồm:
a) Văn phòng Sở.
b) Thanh tra Sở.
c) Phòng Tổ chức.
d) Phòng Văn bản pháp quy.
đ) Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật.
e) Phòng Bổ trợ tư pháp.
g) Phòng Hộ tịch - Quốc tịch.
h) Phòng Lý lịch tư pháp.
i) Phòng Công tác thi hành pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
k) Phòng Kiểm tra văn bản.
2. Nhiệm vụ của các tổ chức tham mưu của Sở Tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này do Giám đốc Sở Tư pháp quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp và quy định pháp luật.

Như vậy, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh có 10 tổ chức tham mưu bao gồm: Văn phòng Sở; Thanh tra Sở; Phòng Tổ chức; Phòng Văn bản pháp quy; Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật; Phòng Bổ trợ tư pháp; Phòng Hộ tịch - Quốc tịch; Phòng Lý lịch tư pháp; Phòng Công tác thi hành pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Phòng Kiểm tra văn bản.

Chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu của Sở Tư pháp sẽ do Giám đốc Sở Tư pháp quy định.

Trân trọng!

Sở Tư pháp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sở Tư pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh ở đâu? Lãnh đạo Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sở Tư pháp làm việc vào những ngày nào? Sở Tư pháp có chức năng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sở Tư pháp có làm việc thứ 7 không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sở Tư pháp
Trần Thị Ngọc Huyền
5,982 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sở Tư pháp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sở Tư pháp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào