Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục đối với tài xế lái xe là bao lâu?
Thời gian lái xe tối đa của tài xế lái xe ô tô là bao lâu?
Căn cứ Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định thời gian làm việc của người lái xe ô tô:
Thời gian làm việc của người lái xe ô tô
1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, thời gian lái xe tối đa của tài xế lái xe ô tô là 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục đối với tài xế lái xe là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục đối với tài xế lái xe là bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
...
4. Đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe kinh doanh vận tải phải thực hiện thời gian làm việc trong ngày và thời gian lái xe liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật giao thông đường bộ. Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục như sau:
a) Đối với lái xe taxi, xe buýt nội tỉnh tối thiểu là 05 phút;
b) Đối với lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải khách du lịch, xe ô tô vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu là 15 phút.
...
Như vậy, tài xế lái xe có thời gian làm việc không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ thì thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục như sau:
(1) Nghỉ tối thiểu là 05 phút đối với tài xế lái xe sau:
- Tài xế lái xe taxi;
- Tài xế lái xe buýt nội tỉnh;
(2) Nghỉ tối thiểu là 15 phút đối với tài xế lái xe sau:
- Tài xế lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định;
- Tài xế lái xe buýt liên tỉnh;
- Tài xế lái xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng;
- Tài xế lái xe ô tô vận tải khách du lịch;
- Tài xế lái xe ô tô vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ;
- Tài xế lái xe ô tô vận tải hàng hóa.
Tài xế lái xe khi điều khiển phương tiện giao thông phải có các giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định điều kiện của người lái xe tham gia giao thông:
Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
...
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Như vậy, tài xế lái xe khi điều khiển phương tiện giao thông phải có các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới như sau:
+ Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
+ Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
+ Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
+ Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
+ Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
+ Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
+ Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
+ Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
+ Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
+ Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa;
+ Hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?