Cơ chế, chính sách đặc thù cho 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025?
- Cơ chế, chính sách đặc thù cho 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025?
- Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm cho các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 như thế nào?
- Quản lý tài sản hình thành trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2021 - 2025 như thế nào?
Cơ chế, chính sách đặc thù cho 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025?
Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 111/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Theo Nghị quyết 111/2024/QH15 quy định về các cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các muc tiêu quốc gia sau:
[1] Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
[2] Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
[3] Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bao dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025
Cơ chế, chính sách đặc thù cho 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025? (Hình từ Internet)
Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm cho các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 111/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như sau:
Cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
1. Về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm:
a) Quốc hội quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm cho từng địa phương theo tổng mức kinh phí của từng chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm cho từng địa phương theo tổng kinh phí chi thường xuyên của từng chương trình mục tiêu quốc gia;
c) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ hoặc phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần.
2. Về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hằng năm:
a) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 (chi thường xuyên) và dự toán ngân sách nhà nước chưa giải ngân hết trong năm 2023 (bao gồm chi đầu tư, chi thường xuyên) của các chương trình mục tiêu quốc gia đã được chuyển sang năm 2024 theo quy định của Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 và Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội;
b) Theo thẩm quyền được phân cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước của các chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển sang năm 2024 theo quy định của Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 và Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội;
...
Theo đó, vấn đề phân bổ,giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia sẽ như sau:
- Quốc hội quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm cho từng địa phương theo tổng mức kinh phí của từng chương trình mục tiêu quốc gia;
- Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm cho từng địa phương theo tổng kinh phí chi thường xuyên của từng chương trình mục tiêu quốc gia;
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ hoặc phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần.
Quản lý tài sản hình thành trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2021 - 2025 như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị quyết 111/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thì việc quản lý, sử dụng tài sản hình thành trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được quy định như sau:
[1] Tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất không áp dụng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong trường hợp sau đây:
- Tài sản có giá trị dưới 500 triệu đồng được hỗ trợ toàn bộ vốn hoặc một phần vốn từ ngân sách nhà nước;
- Tài sản hỗ trợ cho cộng đồng người dân tham gia thực hiện dự án;
- Tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước không quá 20% giá trị tài sản;
[2] Cơ quan quản lý dự án có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản trong quá trình thực hiện dự án.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
- Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?