03 hình thức xuất khẩu lao động theo hợp đồng hợp pháp hiện nay là gì?
03 hình thức xuất khẩu lao động theo hợp đồng hợp pháp hiện nay là gì?
Theo Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Theo đó, hiện nay người lao động đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng có 03 hình thức xuất khẩu lao động hợp pháp là:
[1] Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế
[2] Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
[3] Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài
03 hình thức xuất khẩu lao động theo hợp đồng hợp pháp hiện nay là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, thủ tục để người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật bản là gì?
Theo Điều 16 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản như sau:
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
1. Hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của nhân viên nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
2. Thủ tục:
a) Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn);
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, hồ sơ và thủ tục để người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật bản thực hiện như sau:
[1] Hồ sơ:
- Văn bản đề nghị đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản tải về
- 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ
- 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc
[2] Thủ tục thực hiện:
Bước 1: Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ theo hình thức:
- Trực tiếp
- Qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
- Trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn)
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chấp thuận và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản.
Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nhân sự của cơ sở hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở Nhật Bản cần đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu nào?
Theo Điều 15 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản như sau:
Nhân sự ủa cơ sở hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở Nhật Bản cần đáp ứng những tiêu chuẩn là:
- Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương;
- Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động quản lý người lao động có năng lực tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản;
- Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?