Việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm truyền qua ống theo TCVN 9396:2012 phải đảm bảo quy định chung gì?

Cho tôi hỏi: Việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm truyền qua ống theo TCVN 9396:2012 phải đảm bảo quy định chung gì?

Việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm truyền qua ống theo TCVN 9396:2012 phải đảm bảo quy định chung gì?

Tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9396:2012 có quy định việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm truyền qua ống phải đảm bảo quy định chung sau:

- Trong mọi trường hợp khuyết tật của bê tông cọc khoan nhồi hoặc cấu kiện móng được phát hiện bằng phương pháp xung siêu âm cần được hiểu đây là sự cảnh báo hoặc sự xác định gián tiếp về tồn tại khuyết tật trong bê tông. Để khẳng định và đánh giá đặc điểm khuyết tật cần kết hợp thực hiện thêm các phương pháp khác như: khoan lấy mẫu ở lõi bê tông, thí nghiệm nén mẫu bê tông ...

- Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm là thực hiện phương pháp kiểm tra không phá huỷ cho phép xác định tính đồng nhất và khuyết tật của bê tông trong phạm vi từ điểm phát điểm thu.

- Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm có thể được thực hiện ở hai giai đoạn: thi công cọc thử, thi công cọc đại trà.

+ Thí nghiệm kiểm tra bằng phương pháp xung siêu âm ở giai đoạn thi công cọc thử được tiến hành trước khi thi công cọc đại trà. Kết quả thí nghiệm là một trong những cơ sơ để lựa chọn thiết bị và công nghệ thi công cọc.

+ Thí nghiệm kiểm tra bằng phương pháp xung siêu âm ở giai đoạn thi công cọc đại trà được tiến hành trong thời gian thi công công trình hoặc sau khi thi công xong cọc. Kết quả thí nghiệm là một trong những cơ sở cần thiết để đánh giá tổng thể về chất lượng thi công cọc.

+ Số lượng cọc cần tiến hành kiểm tra bằng phương pháp xung siêu âm được lựa chọn tuỳ theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn thi công cọc thử số lượng cọc được kiểm tra là tất cả các cọc có thực hiện các phương pháp kiểm tra sức chịu tải của cọc bằng tải trọng tĩnh hoặc tải trọng động. Trong giai đoạn thi công cọc đại trà số lượng cọc có đặt ống siêu âm được quy định tối thiểu bằng 50 % tổng số lượng cọc có trong công trình, trong đó số lượng cọc cần tiến hành kiểm tra được xác định một cách ngẫu nhiên và lấy ít nhất bằng 25 % tổng số lượng cọc có trong công trình.

+ Thời gian bắt đầu tiến hành thí nghiệm phương pháp xung siêu âm trên một cọc khoan nhồi hoặc một cấu kiện móng chỉ có thể thực hiện được tối thiểu sau 7 ngày tính từ khi kết thúc đổ bê tông ở cọc hoặc cấu kiện móng đó.

- Thiết bị thí nghiệm phải được kiểm tra và hiệu chuẩn định kỳ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

- Người thực hiện thí nghiệm phải được đào tạo về phương pháp thí nghiệm và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ xác nhận.

Việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm truyền qua ống theo TCVN 9396:2012 phải đảm bảo quy định chung gì?

Việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm truyền qua ống theo TCVN 9396:2012 phải đảm bảo quy định chung gì? (Hình từ Internet)

Thiết bị nào dùng để thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm truyền qua ống?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9396:2012 có quy định thiết bị dùng để thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm truyền qua ống như sau:

(1) Đầu đo

- Đầu phát có khả năng biến đổi những dao động điện thành các dao động cơ học với tần số cao.

- Đầu thu có chức năng biến đổi những dao động cơ học do đầu phát phát ra thành những tín hiệu điện.

- Cả đầu phát và đầu thu thường có yêu cầu như nhau về kích thước (đường kính của đầu đo từ 25 mm đến 30 mm), về khả năng chống thấm và tần số dao động. Thông thường tần số xung của đầu đo nằm trong phạm vi từ 20 kHz đến 100 kHz.

(2) Bộ phận đo chiều dài

- Bánh xe đo tốc độ kéo có chức năng đo chiều dài của mỗi mặt cắt thí nghiệm theo nguyên lý cảm ứng từ hoặc hiệu ứng quang điện.

Khi thí nghiệm tốc độ kéo của đầu đo được quy định phù hợp theo khả năng của mỗi loại máy khác nhau. Sai số cho phép của phép đo độ sâu được chọn lấy giá trị nào lớn hơn trong hai giá trị sau: 1/500 chiều sâu ống đo hoặc 5 cm.

- Hai cuộn dây cáp tín hiệu nối với đầu phát và đầu thu để truyền tín hiệu từ đầu đo lên khối máy chính trên suốt chiều dài mặt cắt thí nghiệm. Các cuộn dây cáp điện và cáp tín hiệu còn lại nối bộ phận đo tốc độ kéo với khối máy chính.

(3) Bộ phận lưu trữ và hiển thị số liệu

- Khối máy chính là một máy tính gồm có: màn hình hiển thị số liệu, các đĩa cứng chứa chương trình điều khiển và lưu trữ số liệu thí nghiệm, các nút điều khiển và bàn phím thao tác.

- Yêu cầu về dung lượng và bộ nhớ của máy phải đủ lớn, số liệu thí nghiệm phải được tự động cập nhật và truyền tải qua máy tính để xử lý và lưu trữ lâu dài. Các thông tin thu được ngay trong quá trình thí nghiệm phải được hiển thị dưới dạng biểu bảng hoặc đồ thị.

Lắp đặt ống siêu âm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi phải đáp ứng yêu cầu gì?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9396:2012 có quy định việc lắp đặt ống siêu âm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Ống đo siêu âm để thả đầu đo được làm bằng thép hoặc nhựa có đường kính phù hợp với kích thước của đầu đo, ống được chôn sẵn trong bê tông. Đường kính trong của mỗi ống thí nghiệm được chọn nằm trong phạm vi từ 50 mm đến 60 mm, chiều dày của thành ống chọn từ 2 mm đến 6 mm và phải tính toán đảm bảo khả năng chịu áp lực (cả áp lực thẳng đứng và áp lực ngang). Đầu dưới của ống được bịt kín, đầu trên có nắp đậy.

- Các đoạn ống đo siêu âm có thể hàn hoặc buộc chặt vào phía trong của lồng cốt thép, khoảng cách giữa các mối hàn hoặc buộc phải đảm bảo sự ổn định của ống không bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông. Các ống này được đặt song song với nhau dọc theo suốt chiều dài thân cọc, đáy của các ống đo được đặt ở cùng một cao độ và sát đáy hố khoan. Việc liên kết giữa các đoạn ống phải đảm bảo kín khít không cho nước bẩn hoặc các tạp chất lọt vào trong ống.

- Phía trong các ống đo siêu âm phải được kiểm tra thông suốt và đổ đầy nước sạch trước khi tiến hành đổ bê tông.

- Số lượng các ống đo được quy định tuỳ thuộc vào kích thước cấu kiện móng cần thí nghiệm. Đối với mọi cấu kiện móng khoảng cách giữa tâm hai ống kế tiếp nhau để thả đầu đo nên bố trí trong khoảng từ 0,3 m đến 1,5 m.

- Đối với cọc khoan nhồi có đường kính cọc là (Ф) thì số lượng ống đo dự tính cho một cọc như sau:

+ Hai ống khi Ф ≤ 60 cm (góc giữa các ống là 180°);

+ Ba ống khi 60 cm < Ф ≤ 100 cm (góc giữa các ống là 120o);

+ Lớn hơn hoặc bằng bốn ống khi Ф >100 cm (góc giữa các ống là ≤ 90o).

- Có thể tham khảo các sơ đồ bố trí ống đo siêu âm đối với các cấu kiện móng khác nhau trong (xem Phụ lục B).

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết bị kiểm soát báo cháy và phát hiện cháy là gì theo Tiêu chuẩn Quốc gia TTCVN 9310-3:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoảng cách an toàn ngăn không chạm tới vùng nguy hiểm được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7014 : 2002?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với chòi quan sát phát hiện cháy rừng như thế nào theo TCVN 13355:2021?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xác định độ axit béo trong các sản phẩm nghiền từ ngũ cốc theo TCVN 8800:2011?
Hỏi đáp Pháp luật
Đưa máy xây dựng vào làm việc phải đảm bảo yêu cầu như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4087:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Các đám cháy được phân loại như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4878:2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Kí hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5040 : 1990?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần và các tên gọi được sử dụng trong ghi nhãn cho quả đóng hộp được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9995 : 2013?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phân cấp và xác định cấp công trình xây dựng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2848-1991?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ công trình phải thiết lập, thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý tính toàn vẹn đường ống biển bao gồm tối thiểu các yếu tố nào theo TCVN 13890:2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Lương Thị Tâm Như
534 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào