Giá Net là gì? Giá Net đã có thuế chưa? Cách tính giá net như thế nào?

Cho tôi hỏi: Giá Net là gì? Giá Net đã có thuế chưa? Cách tính giá net như thế nào? Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là gì? (Câu hỏi của chị Thuận - Đồng Nai)

Giá Net là gì? Giá Net đã có thuế chưa? Cách tính giá net như thế nào?

Hiện nay, pháp luật không có quy định giải thích câu hỏi Giá Net là gì? Giá Net đã có thuế chưa? Tuy nhiên thực tế, giá Net (hay Nett) là giá trị cuối cùng mà khách hàng phải trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Giá này đã bao gồm tất cả các khoản phí, thuế (như thuế giá trị gia tăng - VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt,...) và chi phí khác liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Nói cách khác, đây là số tiền thực tế mà khách hàng cần thanh toán mà không cần phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào khác.

Như vậy, có thể nói, giá net đã bao gồm thuế, cụ thể là thuế giá trị gia tăng (VAT). Doanh nghiệp thông thường sẽ ghi chú rõ ràng trên bảng giá hoặc hóa đơn để khách hàng dễ dàng nhận biết.

Cách tính giá net được thực hiện theo công thức dưới đây:

Giá Net = Giá bán + Thuế + Phí khác

Trong đó:

- Giá bán: là giá gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ.

- Thuế: là thuế giá trị gia tăng (VAT), thường là 10% tại Việt Nam.

- Phí khác: có thể bao gồm phí vận chuyển, phí bảo hiểm, phí dịch vụ,...

Giá Net là gì? Giá Net đã có thuế chưa? Cách tính giá net như thế nào?

Giá Net là gì? Giá Net đã có thuế chưa? Cách tính giá net như thế nào? (Hình từ Internet)

Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là gì? Trường hợp nào thực hiện bình ổn giá?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Giá 2012, hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí như sau:

- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông,

- Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.

Căn cứ theo Điều 16 Luật Giá 2012 quy định về trường hợp thực hiện bình ổn giá như sau:

Trường hợp thực hiện bình ổn giá
1. Việc bình ổn giá được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khi giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này có biến động bất thường;
b) Khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, việc bình ổn giá được thực hiện trong các trường hợp dưới đây:

[1] Khi giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm:

- Xăng, dầu thành phẩm.

- Điện.

- Khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Phân đạm; phân NPK.

- Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.

- Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

- Muối ăn.

- Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.

- Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện.

- Thóc, gạo tẻ thường.

- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

[2] Khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thực hiện bình ổn giá?

Theo Điều 18 Luật Giá 2012 quy định về thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá cụ thể như:

Thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá
1. Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá đối với các trường hợp quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Luật này.
2. Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân công của Chính phủ hướng dẫn và tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ; trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp bình ổn giá cụ thể tại địa phương.
4. Cơ quan ban hành quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu trách nhiệm quyết định thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.
5. Cơ quan, cá nhân quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Thông qua quy định trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định thực hiện bình ổn giá là Chính phủ. Trong đó:

- Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá đối với các trường hợp thực hiện bình ổn giá.

- Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân công của Chính phủ hướng dẫn.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ.

Trân trọng!

Mua bán hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mua bán hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn bồi thường hợp đồng mua bán bằng bù trừ công nợ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên bán có được giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đồng tiền thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa giữa Việt Nam-Lào là đồng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bom hàng là gì? Bom hàng online có được xem là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về bảng báo giá mẫu word đẹp và đầy đủ nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giao hàng bất kỳ lúc nào khi không thỏa thuận thời hạn giao hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quần áo secondhand là gì? Nhập quần áo secondhand về bán có phải đóng lệ phí môn bài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được gia hạn thời gian giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đặt hàng công ty 2024? Hợp đồng mua bán hàng hóa có thời hạn bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mua bán hàng hóa
Dương Thanh Trúc
11,186 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mua bán hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua bán hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào