Có được cầm cavet xe ô tô không chính chủ không?
Cầm cavet xe ô tô là gì?
Cầm cavet xe ô tô, hay còn gọi là cầm giấy tờ xe ô tô, là một hình thức vay tiền bằng cách thế chấp Giấy đăng ký xe ô tô (cavet) tại các tiệm cầm đồ hoặc công ty tài chính. Khi cầm cavet xe ô tô, người vay sẽ nhận được một khoản tiền vay tương ứng với giá trị của chiếc xe, và họ sẽ phải trả nợ gốc và lãi suất theo cam kết trong hợp đồng.
Có hai loại hình thức cầm cavet xe ô tô chính:
- Cầm cavet xe ô tô chính chủ: Người vay là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe và có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu.
- Cầm cavet xe ô tô không chính chủ: Người vay không phải là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe, nhưng có giấy ủy quyền hợp lệ từ chủ sở hữu xe.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Có được cầm cavet xe ô tô không chính chủ không? (Hình từ Internet)
Có được cầm cavet xe ô tô không chính chủ không?
Căn cứ Điều 195 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu:
Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
Căn cứ Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cầm cố tài sản:
Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Căn cứ Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ:
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:
...
3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
...
Theo quy định trên, cầm cavet xe ô tô là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Bên nhận cầm cố chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
Như vậy, việc cầm cavet xe ô tô không chính chủ là không được phép. Lý do là vì cavet xe ô tô là giấy tờ đăng ký xe, là tài sản thế chấp, và chỉ có chủ sở hữu hợp pháp của xe mới có quyền sử dụng cavet để cầm cố.
Tuy nhiên, việc cầm cavet xe ô tô không chính chủ được thực hiện khi bên cầm cố được ủy quyền của chủ sở hữu và có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhận cầm cavet xe ô tô không chính chủ mà không có giấy ủy quyền thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm l khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự:
Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
...
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhận cầm cavet xe ô tô không chính chủ mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của chủ xe cho người mang tài sản đi cầm cố thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Mức xử phạt trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTK/thang-7/mua-ban-xe-may.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/LTN/thang3/mua-ban-xe-tra-gop.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/PVHM/Thang2/20240205/CAVET-XE-O-TO.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Hướng dẫn giải quyết hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động chi tiết 2025?
- hotichdientu.moj.gov.vn đăng nhập quản lý hộ tịch mới nhất năm 2025?
- Ngày 20 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thời giờ làm việc bình thường của người lao động ngày 20 tháng 2 2025 âm lịch tối đa mấy tiếng?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200 cập nhật mới nhất?
- Xe máy chạy quá tốc độ 10 20kmh phạt bao nhiêu năm 2025?