Giấy phép lái xe quốc tế nào được sử dụng tại Việt Nam? Thời hạn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam?

Cho tôi hỏi: Có những loại giấy phép lái xe quốc tế nào được phép sử dụng tại Việt Nam? Giấy phép lái xe quốc tế có thời hạn bao lâu? Mong được giải đáp!

Giấy phép lái xe quốc tế là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2015/TT- BGTVT giải thích giấy phép lái xe quốc tế như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất.
2. Giấy phép lái xe quốc tế có tên tiếng Anh là International Driving Permit, sau đây gọi tắt là IDP.
3. Giấy phép lái xe quốc gia là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của các nước cấp, có giá trị trên lãnh thổ nước đó.
4. Hồ sơ điện tử giấy phép lái xe quốc tế là tập hợp các tài liệu điện tử liên quan đến cấp IDP.

Ngoài ra, tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Công ước giao thông đường bộ năm 1968 cũng quy định:

1. Giấy phép là một quyển sách nhỏ khổ A6 (148 x 105 mm). Bìa màu xám và giấy màu trắng.
2. Mặt ngoài và mặt trong của bìa trước phải lần lượt tuân theo trang mẫu số 1 và số 2 bên dưới; chúng phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia, hoặc ít nhất một trong số các ngôn ngữ là ngôn ngữ quốc gia, của quốc gia cấp phép. Hai trang cuối bên trong phải là hai trang đối diện theo mẫu số 3 dưới đây; chúng phải được in bằng tiếng Pháp. Những trang giấy trước hai trang giấy này phải giống với trang giấy đầu tiên với nhiều ngôn ngữ, trong đó bao gồm tiếng Anh, tiếng Nga, và tiếng Tây Ban Nha.
3. Những thông tin được viết tay hoặc đánh máy trên giấy phép bằng chữ cái La tinh hoặc tiếng Anh viết tay.
4. Quốc gia ký kết cấp phép hoặc cho cấp phép giấy phép lái xe quốc tế có bìa được in bằng ngôn ngữ không phải tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, hoặc tiếng Tây Ban Nha phải liên hệ với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc dịch sang ngôn ngữ theo mẫu số 3 như sau:
...

Như vậy, giấy phép lái xe quốc tế có tên viết tắt tiếng anh là IDP, là giấy phép lái xe do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước Viên (Công ước về giao thông đường bộ năm 1968) cấp theo mẫu thống nhất được quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Công ước giao thông đường bộ năm 1968.

Giấy phép lái xe quốc tế nào được sử dụng tại Việt Nam? Thời hạn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam?

Giấy phép lái xe quốc tế nào được sử dụng tại Việt Nam? Thời hạn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam? (Hình từ Internet)

Giấy phép lái xe quốc tế nào được sử dụng tại Việt Nam?

Căn cứ khoản 2 Điều 41 Công ước giao thông đường bộ năm 1968 quy định:

Giấy phép lái xe
...
2. Quốc gia ký kết phải công nhận những lái xe sở hữu:
...
(c) Giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với quy định Phụ lục 7 của công ước;
được lái xe hợp lệ trên lãnh thổ của mình, miễn là giấy phép đó vẫn còn hiệu lực và được cấp bởi quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị khác hoặc bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó. Tất cả quy định trên không áp dụng cho giấy phép học lái.
...

Bên cạnh đó, Điều 11 Thông tư 29/2015/TT- BGTVT quy định về sử dụng giấy phép lái xe quốc tế như sau:

Sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước Viên cấp tại Việt Nam
1. Người có IDP do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển; phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.
2. Người có IDP vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng IDP có thời hạn thì thời hạn bị tước không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, Điều 10 Thông tư 29/2015/TT- BGTVT cũng quy định về việc sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp như sau:

Sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp
1. Người có IDP do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia; tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại.
2. IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, hiện nay, giấy phép lại xe quốc tế được sử dụng tại Việt Nam là giấy phép lái xe quốc tế (IDP) do các nước tham gia Công ước Viên, hoặc bởi phân khu chính trị khác, cơ quan có thẩm quyền của các nước đó cấp. Các giấy phép lái xe quốc tế khác hoặc giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp thì đều không có giá trị sử dụng tại Việt Nam.

Ngoài ra, khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam, người có giấy phép lái xe quốc tế cần phải mang theo giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển của mình.

Lưu ý, người có giấy phép lái xe quốc tế cũng cần phải đảm bảo tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.

Trong trường hợp người có giấy phép lái xe quốc tế vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam, mà bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe quốc tế có thời hạn, thì thời hạn bị tước không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam.

Thời hạn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2015/TT- BGTVT quy định về thời hạn của giấy phép lái xe quốc tế như sau:

Thời hạn và hạng xe điều khiển của giấy phép lái xe quốc tế
1. IDP có thời hạn không quá 03 năm, kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 6 Điều 41 Công ước giao thông đường bộ năm 1968 quy định:

Giấy phép lái xe
...
6. Một giấy phép lái xe quốc tế chỉ được cấp cho người được cấp giấy phép nội địa và tuân thủ điều kiện tối thiểu quy định trong Công ước này. Giấy phép lái xe quốc tế không còn hiệu lực sau ngày giấy phép nội địa hết hiệu lực, số đăng ký của giấy phép nội địa phải được ghi trong giấy phép lái xe quốc tế.
...

Như vậy, giấy phép lái xe quốc tế có thời hạn hiệu lực không quá 03 năm kể từ ngày cấp và thời hạn hiệu lực sẽ được ghi trên giấy phép lái xe.

Trong trường hợp giấy phép lái xe quốc gia hết hiệu lực thì giấy phép lái xe quốc tế cũng bị mất hiệu lực theo.

Trân trọng!

Giấy phép lái xe
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giấy phép lái xe
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể sử dụng GPLX bản giấy khi bị tạm giữ GPLX trên VNeID không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế bị trừ điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025 có phục hồi điểm được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2024, có thể tước giấy phép lái xe trên VNeID không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2024, giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID có giá trị như giấy tờ trực tiếp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Được xuất trình giấy phép lái xe trên VNeID khi CSGT kiểm tra từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép lái xe quốc tế IDP do Việt Nam cấp có giá trị sử dụng trong nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn giấy phép lái xe hạng B1 của nam và nữ có giống nhau không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bắt buộc phải đổi Giấy phép lái xe A1 bằng giấy bìa sang thẻ PET có đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hạng giấy phép lái xe không được thi trực tiếp mà phải thi nâng hạng gồm những hạng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào phải thi lại mới được cấp lại Giấy phép lái xe?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giấy phép lái xe
Trần Thị Ngọc Huyền
1,310 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giấy phép lái xe
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào