Toàn văn Luật Đất đai 2024: Ban hành 15 Nghị định và Thông tư hướng dẫn?
Toàn văn Luật Đất đai 2024: ban hành 15 Nghị định và Thông tư hướng dẫn?
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ và các bộ liên quan sẽ ban hành 15 Nghị định, Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Toàn văn Luật Đất đai 2024.
Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, ngày 18/1/2024 Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi. Trong quá trình chuẩn bị cho Luật Đất đai sửa đổi, Bộ cũng đã chuẩn bị tinh thần triển khai sớm nhất để đưa Toàn văn Luật Đất đai 2024 đi vào cuộc sống.
Trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trực tiếp tham mưu cho Chính phủ ban hành 6 Nghị định, Bộ Tài chính sẽ tham mưu ban hành 2 Nghị định và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 Nghị định.
Dự kiến sẽ ban hành 6 Thông tư, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường có 4 Thông tư, Bộ Tài chính 1 Thông tư và Bộ Nội vụ 1 Thông tư. Có một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tham mưu.
Cùng với việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì việc giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương rà soát các văn bản pháp luật hiện hành để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Luật Đất đai sửa đổi bao gồm cả những luật có liên quan đến đất đai mà trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai chúng ta chưa sửa đổi trực tiếp cùng Luật Đất đai được, sẽ tiếp tục rà soát để đảm bảo tính đồng bộ.
Bên cạnh đó, với các nghị định liên quan đến công tác quản lý đất đai, các bộ, ngành có liên quan cũng tiếp tục rà soát. Các địa phương cũng tiếp tục rà soát các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, để sửa đổi, bổ sung, ban hành đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.
Toàn văn Luật Đất đai 2024: ban hành 15 Nghị định và Thông tư hướng dẫn? (Hình từ Internet)
Phân loại đất theo Dự thảo Luật đất đai 2024 như thế nào?
Theo Dự thảo Luật Đất đai 2024 quy định về phân loại đất như sau:
[1] Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất chăn nuôi tập trung;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác.
[2] Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải rắn; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
- Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
- Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
- Đất có mặt nước chuyên dùng;
- Đất phi nông nghiệp khác.
[3] Nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử dụng và chưa giao, chưa cho thuê.
Luật Đất đai đang có hiệu lực thi hành là luật nào?
Ngày 29/11/2013 Quốc hội ban hành Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 01/07/2014 và thay thế cho Luật Đất đai 2003
Luật Đất đai 2013 gồm có 14 chương với 212 điều khoản quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
- Người sử dụng đất.
- Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?