Số tiền bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển Việt Nam còn thừa sau khi đã chi trả được xử lý như thế nào?
Quy định về việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển Việt Nam như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 10 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định về bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ như sau:
Bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
1. Trình tự, thủ tục bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
2. Người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng cho người vận chuyển theo thỏa thuận tại hợp đồng mua bán tài sản đấu giá theo quy định.
3. Người trúng đấu giá hàng hóa đã thanh toán xong các khoản tiền mua hàng được quyền định đoạt đối với hàng hóa đó và phải nhanh chóng giải phóng hàng hóa khỏi cảng.
Như vậy, quy định về việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển Việt Nam như sau:
- Trình tự, thủ tục bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
- Người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng cho người vận chuyển theo thỏa thuận tại hợp đồng mua bán tài sản đấu giá theo quy định.
- Người trúng đấu giá hàng hóa đã thanh toán xong các khoản tiền mua hàng được quyền định đoạt đối với hàng hóa đó và phải nhanh chóng giải phóng hàng hóa khỏi cảng.
Số tiền bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển Việt Nam còn thừa sau khi đã chi trả được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Số tiền bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển Việt Nam còn thừa sau khi đã chi trả được xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 14 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định về xử lý số tiền bán đấu giá còn thừa sau khi đã chi trả như sau:
Xử lý số tiền bán đấu giá còn thừa sau khi đã chi trả
1. Trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, người vận chuyển phải trả cho người yêu cầu số tiền thừa quy định; trường hợp nhiều người có quyền nhận số tiền còn thừa này thì số tiền còn thừa được chia theo tỷ lệ tương ứng với quyền lợi của mỗi người.
2. Sau 180 ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa, thì người vận chuyển có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa.
3. Trường hợp người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được người vận chuyển chấp nhận thì người yêu cầu nhận tiền có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.
Theo đó, số tiền bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển Việt Nam còn thừa sau khi đã chi trả được xử lý như sau:
- Trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, người vận chuyển phải trả cho người yêu cầu số tiền thừa quy định;
Trường hợp nhiều người có quyền nhận số tiền còn thừa này thì số tiền còn thừa được chia theo tỷ lệ tương ứng với quyền lợi của mỗi người.
- Sau 180 ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa, thì người vận chuyển có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa.
- Trường hợp người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được người vận chuyển chấp nhận thì người yêu cầu nhận tiền có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.
Toàn bộ số tiền thu được do việc bán hàng hóa bị lưu giữ được chi trả theo thứ tự ưu tiên như thế nào?
căn cứ quy định khoản 1 Điều 12 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định về chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ như sau:
Chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
1. Toàn bộ số tiền thu được do việc bán hàng hóa bị lưu giữ được chi trả theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thuế, phí, lệ phí liên quan phát sinh trong quá trình lưu giữ và tổ chức bán hàng hóa;
b) Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định;
c) Chi phí giám định, định giá hàng hóa;
d) Chi phí bán đấu giá hàng hóa;
đ) Các chi phí liên quan đến việc ký gửi, bảo quản và bán hàng hóa như cước bốc xếp lô hàng, lưu kho bãi, di dời hàng hóa;
e) Các khoản nợ đối với người lưu giữ;
g) Các khoản chi phí phát sinh khác liên quan.
....
Như vậy, toàn bộ số tiền thu được do việc bán hàng hóa bị lưu giữ được chi trả theo thứ tự ưu tiên sau đây:
- Thuế, phí, lệ phí liên quan phát sinh trong quá trình lưu giữ và tổ chức bán hàng hóa;
- Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định;
- Chi phí giám định, định giá hàng hóa;
- Chi phí bán đấu giá hàng hóa;
- Các chi phí liên quan đến việc ký gửi, bảo quản và bán hàng hóa như cước bốc xếp lô hàng, lưu kho bãi, di dời hàng hóa;
- Các khoản nợ đối với người lưu giữ;
- Các khoản chi phí phát sinh khác liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?